Giá Cam Xoàn, Quýt Đường Tăng Mạnh

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá cam xoàn và quýt đường liên tục tăng mạnh do hiếm hàng. Hiện tại, cam xoàn được thương lái mua tại vườn từ 45 - 47 ngàn đồng/kg, tăng trung bình khoảng 10 ngàn đồng/kg; quýt đường loại I bán tại vườn có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, tăng 7 - 8 ngàn đồng so với cùng kì năm trước.
Lai Vung là địa phương sở hữu diện tích cây có múi lớn nhất tỉnh Đồng Tháp. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, hiện toàn huyện có khoảng 967ha trồng quýt đường và trên 200 ha trồng cam xoàn. Theo đánh giá của địa phương, do giá cam xoàn và quýt đường những năm gần đây liên tục tăng và giữ mức ổn định, nên diện tích trồng hai loại cây ăn quả này đang tăng rất mạnh.
Theo tính toán nhà vườn, 1ha cam xoàn có thể cho 25 - 30 tấn trái. Với giá bán trung bình 40 ngàn đồng/kg như hiện nay thì sau khi trừ hết chi phí, nông dân có lãi từ 600 - 700 triệu đồng/năm.
Hiện tại, quýt đường đang là cây trồng tiềm năng được nhà vườn huyện Lai Vung lựa chọn phát triển kinh tế. Dù giá cả không cao như cam xoàn nhưng quýt đường có ưu điểm là dễ chăm sóc và xử lý trái, nhà vườn có thể cho trái rải vụ quanh năm vì vậy, bên cạnh diện tích trồng quýt hồng và cam xoàn tăng mạnh thì diện tích trồng quýt đường đang mở rộng ở Lai Vung. Quýt đường được trồng nhiều ở các xã nằm ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa...
Theo một số thương lái, nhu cầu sử dụng các loại quả có múi trong những tháng nắng nóng là rất lớn, đặc biệt cam xoàn và quýt đường của huyện Lai Vung được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng bởi uy tín, chất lượng. Tuy nhiên, vào những tháng mùa khô sản lượng cây có múi thường rất thấp vì rất khó xử lý ra hoa và cho trái nên giá cả trong những tháng gần đây liên tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ông Nguyễn Văn Thua ở ấp Thới Mỹ 1, xã Vĩnh Thới cho biết: “Nếu cam xoàn cho trái mùa nghịch thì sản lượng và chất lượng vẫn không thấp hơn so với vụ thuận nhưng đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật xử lí. Để cho cam xoàn ra trái và chín vào những tháng này, nhà vườn phải dùng phương pháp đậy ủ gốc bằng cao su để giữ ẩm cho cây. Nước và phân là 2 yếu tố quan trọng để cho cam xoàn ra hoa và kết trái. Nhà vườn phải chủ động được lượng nước tưới tiêu cho cam và bón phân vào những giai đoạn thích hợp thì mới cho kết quả như mong đợi”.
Hiệu quả kinh tế mà cam xoàn và quýt đường đang mang lại là không thể phủ nhận, song việc phát triển diện tích trồng cam và quýt đường cần được ngành chức năng quy hoạch, đặc biệt là các nhà vườn cần chọn những loại cây giống uy tín, chất lượng để duy trì chất lượng và hạn chế các loại dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

Là loài cá đặc sản được ưa chuộng nhưng hiện nay, việc tìm đầu ra cho cá sặc bổi gặp khó khăn. Đến kỳ thu hoạch cá sặc bổi, nông dân liên hệ nhiều lần nhưng thương lái vẫn không thèm đến...

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.

Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…