Giá cam sành cuối vụ cao ngất ngưởng

Ông Lê Minh Tuấn, nông dân trồng cam sành ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, những ngày gần đây giá cam sành tăng cao nhất từ đầu năm đến nay và so với cuối tháng trước thì giá cam sành đã tăng gần gấp đôi. Hiện nay thương lái đến tận vườn thu mua cam sành của nông dân với giá từ 45.000-52.000 đồng/kg (loại 1), còn cam sành loại 2 cũng có giá 35.000-40.000 đồng/kg.
Theo thương lái, giá cam sành tăng cao là do đang vào cuối vụ thu hoạch, sản lượng khan hiếm, không đủ cung cấp ra thị trường. Thêm vào đó là bệnh vàng lá greenning gây hại nhiều diện tích trồng cam sành, làm cho năng suất và chất lượng trái giảm đáng kể. Đáng chú ý, một số vườn cam sành chỉ mới thu hoạch được 2-3 mùa trái đã phải đốn bỏ do dịch bệnh hoành hành.
Nhiều nông dân trồng cam sành ở huyện Cái Bè cho biết, những năm gần đây giá cam sành chỉ tăng khoảng 3.000-5.000 đồng/kg nhưng năm nay giá cam sành tăng gần 15.000 đồng/kg. Mặc dù năng suất cam sành năm nay chỉ đạt gần 20 tấn/ha nhưng nhờ bán được giá cao đã giúp nhiều nông dân làm giàu nhờ loại trái cây này.
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, Tiền Giang hiện có gần 6.000 ha trồng cam sành, tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè. Thời gian gần đây, diện tích trồng cam sành có xu hướng giảm lại do dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho các vườn cam, nhất là bệnh vàng lá Greening. Hiện nay, các cơ quan chức năng, nhà khoa học đang nghiên cứu tìm giải pháp giải pháp hỗ trợ nông dân phòng trừ hiệu quả dịch bệnh này để nhanh chóng khôi phục lại diện tích trồng cam sành.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch cúm gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh An Giang yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường công tác quản lý vịt chạy đồng.

Gần một tuần nay, giá lúa đông xuân bất ngờ giảm sâu 200 - 500 đồng/kg, thương lái chấp nhận bỏ tiền cọc khiến nông dân điêu đứng...

Đu đủ là giống cây rất ít khi mất mùa, dễ trồng và cho hiệu quả cao. Những năm gần đây, cây đu đủ đã giúp nhiều thanh niên nông thôn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Hiện tình trạng chất lượng tôm giống không đồng đều vẫn còn khá phổ biến, tuy các địa phương đã kiểm soát được hầu hết số lượng tôm giống xuất trại, nhưng vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10-20%) chưa kiểm soát được chất lượng do nhiều cơ sở vẫn sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Cần tách biệt khu nuôi tôm bố mẹ với các khu khác của trại giống để tránh tối đa việc lây nhiễm bệnh cũng như giảm thiểu các yếu tố stress (làm sốc tôm).