Giá cam sành cuối vụ cao ngất ngưởng

Ông Lê Minh Tuấn, nông dân trồng cam sành ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, những ngày gần đây giá cam sành tăng cao nhất từ đầu năm đến nay và so với cuối tháng trước thì giá cam sành đã tăng gần gấp đôi. Hiện nay thương lái đến tận vườn thu mua cam sành của nông dân với giá từ 45.000-52.000 đồng/kg (loại 1), còn cam sành loại 2 cũng có giá 35.000-40.000 đồng/kg.
Theo thương lái, giá cam sành tăng cao là do đang vào cuối vụ thu hoạch, sản lượng khan hiếm, không đủ cung cấp ra thị trường. Thêm vào đó là bệnh vàng lá greenning gây hại nhiều diện tích trồng cam sành, làm cho năng suất và chất lượng trái giảm đáng kể. Đáng chú ý, một số vườn cam sành chỉ mới thu hoạch được 2-3 mùa trái đã phải đốn bỏ do dịch bệnh hoành hành.
Nhiều nông dân trồng cam sành ở huyện Cái Bè cho biết, những năm gần đây giá cam sành chỉ tăng khoảng 3.000-5.000 đồng/kg nhưng năm nay giá cam sành tăng gần 15.000 đồng/kg. Mặc dù năng suất cam sành năm nay chỉ đạt gần 20 tấn/ha nhưng nhờ bán được giá cao đã giúp nhiều nông dân làm giàu nhờ loại trái cây này.
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, Tiền Giang hiện có gần 6.000 ha trồng cam sành, tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè. Thời gian gần đây, diện tích trồng cam sành có xu hướng giảm lại do dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho các vườn cam, nhất là bệnh vàng lá Greening. Hiện nay, các cơ quan chức năng, nhà khoa học đang nghiên cứu tìm giải pháp giải pháp hỗ trợ nông dân phòng trừ hiệu quả dịch bệnh này để nhanh chóng khôi phục lại diện tích trồng cam sành.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã giúp nhiều hộ chăn nuôi của xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ và xã Suối Rao, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) giảm chi phí, rủi ro về bệnh dịch...

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn giao thông trên biển và tạo không gian thông thoáng cho các môn thể thao dưới nước, năm 2014 UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục cấm các hoạt động bẫy bắt tôm hùm con trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9.

Không được học hành qua trường lớp nào nhưng ông Nguyễn Trí Công nổi tiếng là người đi đầu trong áp dụng công nghệ thông tin và du nhập tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước ngoài vào nghề chăn nuôi heo. Ông Công cũng là Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai.

Trước thông tin cá tra Việt Nam tạm ngừng xuất khẩu vào Liên bang Nga vì lý do không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, hiện có đến 400 xí nghiệp của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào những thị trường khó tính và đòi hỏi chất lượng cao.

Đến giai đoạn này, lúa không phải là cây trồng độc tôn nữa. Chỗ nào trồng lúa tốt thì cứ trồng. Còn chỗ nào trồng lúa không tốt hoặc trồng lúa mà bán không được giá thì ta được phép chuyển đổi. Nhiều nơi đã đưa cây ăn quả vào.