Giá cam sành cuối vụ cao ngất ngưởng

Ông Lê Minh Tuấn, nông dân trồng cam sành ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, những ngày gần đây giá cam sành tăng cao nhất từ đầu năm đến nay và so với cuối tháng trước thì giá cam sành đã tăng gần gấp đôi. Hiện nay thương lái đến tận vườn thu mua cam sành của nông dân với giá từ 45.000-52.000 đồng/kg (loại 1), còn cam sành loại 2 cũng có giá 35.000-40.000 đồng/kg.
Theo thương lái, giá cam sành tăng cao là do đang vào cuối vụ thu hoạch, sản lượng khan hiếm, không đủ cung cấp ra thị trường. Thêm vào đó là bệnh vàng lá greenning gây hại nhiều diện tích trồng cam sành, làm cho năng suất và chất lượng trái giảm đáng kể. Đáng chú ý, một số vườn cam sành chỉ mới thu hoạch được 2-3 mùa trái đã phải đốn bỏ do dịch bệnh hoành hành.
Nhiều nông dân trồng cam sành ở huyện Cái Bè cho biết, những năm gần đây giá cam sành chỉ tăng khoảng 3.000-5.000 đồng/kg nhưng năm nay giá cam sành tăng gần 15.000 đồng/kg. Mặc dù năng suất cam sành năm nay chỉ đạt gần 20 tấn/ha nhưng nhờ bán được giá cao đã giúp nhiều nông dân làm giàu nhờ loại trái cây này.
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, Tiền Giang hiện có gần 6.000 ha trồng cam sành, tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè. Thời gian gần đây, diện tích trồng cam sành có xu hướng giảm lại do dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho các vườn cam, nhất là bệnh vàng lá Greening. Hiện nay, các cơ quan chức năng, nhà khoa học đang nghiên cứu tìm giải pháp giải pháp hỗ trợ nông dân phòng trừ hiệu quả dịch bệnh này để nhanh chóng khôi phục lại diện tích trồng cam sành.
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 2234/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch Nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2020.

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.

Nuôi dê từ năm 2004, dù bị nhiều thất bại, nhưng chị Bùi Thị Lượm, ngụ tổ 3, ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận (Châu Thành - Tiền Giang) vẫn không nản chí, kiên nhẫn gắn bó với nghề. Đến nay, chị là 1 trong những người nuôi dê nhiều nhất xã.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài cơ sở “Khảo sát đặc tính thích nghi, khả năng sinh trưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tàu vàng tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên”, do Thạc sĩ Trần Hiếu Thuận-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên làm chủ nhiệm.

So với những địa phương khác, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi heo, vì có nhiều lợi thế của một tỉnh nông nghiệp. Khổ nỗi, nghề chăn nuôi lâu nay vẫn chưa giúp nông dân làm giàu, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với việc thua lỗ khi vật nuôi gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh.