Giá cá tra tiếp tục giảm sâu
Giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh, người nuôi gặp khó khăn
Mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp tập trung nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra, song do ảnh hưởng xấu từ thị trường xuất khẩu nên hiện nay giá cá tra vẫn đang giảm sâu, cá tra nguyên liệu loại từ 600 - 800 gram có giá từ 19,5 - 19,7 ngàn đồng/kg, với mức giá này, người nuôi bị lỗ vốn từ 2,5 - 3 ngàn đồng/kg.
So với quý II, giá cá tra nguyên liệu vẫn không có nhiều cải thiện, người nuôi cá tra đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều diện tích ao nuôi đang sản xuất cầm chừng chờ giá.
Ông Lê Đình Châu ngụ ấp Tân Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho biết: “Mấy tháng qua giá cá tra nguyên liệu luôn thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi lâm vào cảnh nợ nần nên phải treo ao.
Một số hộ có kinh tế khá hơn thì sản xuất theo kiểu cầm chừng để chờ giá.
Tuy nhiên, nếu tình hình này vẫn còn kéo dài thì tôi nghĩ các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ sẽ khó cầm cự nổi”.
Hiện nay, do giá cá nguyên liệu giảm mạnh nên phần lớn các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ đang thu hẹp diện tích.
Theo thống kê của Hiệp hội thủy sản tỉnh, hiện tại toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ còn khoảng 25% diện tích ao nuôi thuộc hộ nhỏ lẻ, 75% diện tích còn lại là vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp.
Do giá cá tra không ổn định nên một số hộ chăn nuôi hiện nay đang chuyển sang nuôi gia công cho doanh nghiệp.
Theo ông Thái An Lai - Chủ tịch Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp, giá cá tra giảm là do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do thị trường nhập khẩu đang khó khăn.
Hiện nay, mặt hàng cá tra của Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh của một số sản phẩm tương đồng như cá thịt trắng; vấn đề chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không đồng nhất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu cá tra khó khăn sang một số thị trường truyền thống trước đây như Châu Âu, Mỹ...
Hiện tại, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra, trong đó việc rà soát và quy hoạch vùng nuôi đang được tỉnh đẩy mạnh.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang hướng đến việc tiến hành xây dựng gắn kết các thành phần trong chuỗi sản xuất cá tra thành một chuỗi thống nhất.
Với chuỗi sản xuất khép kín này, cả doanh nghiệp và người nông dân đều được đảm bảo quyền lợi, đây là giải pháp lâu dài mà tỉnh đang hướng tới.
Có thể bạn quan tâm

Từ một loại cây mọc hoang trong rừng, giờ đây ớt a riêu ở xã Ma Cooih (huyện Đông Giang) được nhiều người biết đến và trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Theo đuổi ước mơ nơi giảng đường đại học, tốt nghiệp và kiếm được việc làm ổn định, song chàng thanh niên Võ Ngọc Sơn (quê Đại Minh, Đại Lộc) lại quyết định rẽ sang lối đi khác ít ai ngờ tới: về quê đầu tư chăn nuôi. Sau bao phen thành bại, nay Sơn đã có nguồn thu tiền tỷ mỗi năm từ trang trại chăn nuôi tổng hợp.

Những người nông dân ở Hamyang, một huyện miền núi xa xôi của tỉnh Gyeongsang (Hàn Quốc) đã trở nên giàu có nhờ trồng sâm núi (Wild Ginseng). Và mới đây, một đoàn nghiên cứu của chính quyền huyện Nam Trà My - nơi có loài sâm Ngọc Linh nổi tiếng, đã qua tận vùng núi xa xôi của Hàn Quốc này để học cách trồng sâm…

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ NN&PTNT xuất cấp (không thu tiền) cho Quảng Nam 10 nghìn lít hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để ngành liên quan và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh duy trì thường xuyên khâu vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát những loại dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi.

Do xuất khẩu dầu thô giảm tới 65,8% dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia trong 7 tháng đầu năm 2015 giảm 24,8%.