Giá Cá Tra Tăng, Người Nuôi Lãi Khoảng 3.000 Đồng/kg

Mặc dù vậy, số cơ sở nuôi cá hưởng lợi rất ít vì thời gian dài cho cá ăn cầm chừng nên cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để bán.
Bộ NN-PTNT dẫn thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre, Vĩnh Long báo cáo cho biết, thời gian này cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống.
Do giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đ/kg, người nuôi bắt đầu có lãi, với giá như trên người nuôi có lãi từ 2.000-3.000 đ/kg, nhưng số cơ sở hưởng lợi rất ít vì thời gian dài cho cá ăn cầm chừng nên cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để bán.
Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 4 tháng đầu năm ước đạt 5.300 ha với sản lượng 243 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, diện tích và sản lượng cá tra một số tỉnh giảm so với cùng kỳ năm ngoái như: Vĩnh Long giảm 3,6% và -27,8%; An Giang giảm 38,9% và -30,8%; Đồng Tháp giảm 0,7% và 7,9%. Riêng Cần Thơ giảm 16,4% diện tích nhưng sản lượng lại tăng, đạt 23.200 tấn (+5,74%).
Bên cạnh một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra giảm thì tại Tiền Giang và Bến Tre, tình hình sản xuất cá tra khá hơn, diện tích và sản lượng 2 tỉnh này đều tăng, cụ thể: Tiền Giang diện tích 104 ha (+18%), sản lượng 10.900 tấn (+17%), Bến Tre diện tích 608 ha (+10,5%), sản lượng 40.000 tấn (+5,3%).
Trên bình diện xuất khẩu, theo VASEP, vào thời điểm này, nguồn cung nguyên liệu cá tra trong nước đang ổn định dần, dù sản lượng cá tra năm nay ước tính sẽ giảm so với năm ngoái. Theo một số DN giá cá tra tại thị trường Mỹ đã tăng khoảng 15 cent so với hồi đầu năm do giá cá tra nguyên liệu trong nước tăng cao.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang Mỹ từ 1/1/2014 đến 15/3/2014 đạt giá trị 73,1 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ hiện vẫn dẫn đầu về nhập khẩu cá tra Việt Nam chiếm 21,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Có thể bạn quan tâm

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Vụ nuôi tôm năm nay, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước - Bình Định) thả nuôi trên diện tích 327 ha, trong đó có 15 ha vùng Kim Đông nuôi theo phương thức bán thâm canh (BTC), 20ha nuôi quảng canh cải tiến đơn tôm, diện tích còn lại nuôi tôm xen với các đối tượng thủy sản khác.

Hàng trăm ha dừa, mía và đất ruộng tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long biến thành ao nuôi cá lóc trong thời gian ngắn. Diện tích nuôi cá không ngừng tăng lên nhưng các địa phương vẫn gặp khó trong việc quản lý.

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).