Giá cá sấu giống hạ nhiệt

Theo người nuôi cá sấu ở Bạc Liêu, Cà Mau, năm 2014 và thời gian đầu năm 2015, giá cá sấu giống luôn ở mức ổn định 300.000 – 350.000đ/con. Sau đó bắt đầu tăng, cách đây khoảng 1 tháng giá cá sấu giống đạt đỉnh: Với loại chiều dài từ 0,2 – 0,3m, chỉ nặng trên dưới 0,3kg, giá lên tới hơn 700.000đ/con.
Nhiều hộ dân sau thu hoạch cá thương phẩm phải bỏ chuồng, vì giá giống quá cao, tính ra nuôi không có lãi. “Đợt sốt giá vừa qua khiến nguồn hàng bên Campuchia đưa về rất nhiều, vì vậy giá cá hiện đã giảm xuống chỉ còn trên dưới 500.000đ/con.
Đến nay, bà con địa phương đang thả nuôi lại khá nhiều”, anh Hồ Chí Vốn, hộ nuôi tại thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) chia sẻ.
Phước Long là thủ phủ nuôi cá sấu của Bạc Liêu. Tổng đàn cá sấu của huyện lên tới hơn 130.000 con, chiếm hơn 70% tổng đàn của tỉnh. Ông Trần Quốc Hùng, Trưởng phòng NN-PTNT Phước Long cho biết: Giá cá sấu giống tăng mạnh là do nhu cầu của người nuôi tăng cao đột biến, đã tạo ra cơn sốt ảo.
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ đông xuân 2013-2014, tỉnh Đồng Tháp bị ảnh hưởng khá nặng nề do muỗi hành gây hại với tổng diện tích trên 11.600ha. Trong đó, tập trung nhiều ở các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự. Mức gây hại của muỗi hành cao nhất lên đến 70-80% diện tích, còn lại phổ biến ở mức 30-40%.

Tại nhiều địa phương ở TP Cần Thơ, hiện heo giống loại tốt có giá khoảng 1,3 triệu đồng/con (15-17 kg/con); còn loại xấu hơn có giá 1,1-1,2 triệu đồng/con. Giá heo giống tăng do gần đây giá heo hơi tương đối ổn định, người chăn nuôi có lời nên nhiều người dân có xu hướng tái đàn, phát triển nuôi heo trở lại.

Từ năm 1996, khi nghề trồng nấm được nhiều người quan tâm và thị trường tiêu thụ có nhu cầu khá dồi dào, ông Út tìm tòi học cách sản xuất meo giống nấm bào ngư qua nhiều kênh thông tin. Ông tận dụng phần đất vườn của gia đình trồng nấm bào ngư.

Anh Trần Văn Bế (ấp Hòa Phú 4, thị trấn An Châu, Châu Thành, An Giang) đang sở hữu giàn bầu hồ lô 80 trái, bán được giá khá cao.

Hơn 2 tháng nay, tại các xã miền núi huyện Tuy An (Phú Yên), 70% diện tích sắn không mọc rễ, không nảy mầm và bị chết hàng loạt. Nguyên nhân ban đầu là do nắng hạn kéo dài kết hợp không khí lạnh khiến đất khô cằn.