Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình cơ giới hóa nông nghiệp máy xới đất

Hiệu quả mô hình cơ giới hóa nông nghiệp máy xới đất
Ngày đăng: 22/11/2015

Để có được những thành quả đó, là nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp các ban ngành, trong đó không thể không nhắc đến ngành Khuyến Nông.

Khuyến nông là một trong những ngành luôn sâu sát với bà con nông dân trên từng cánh đồng, từng trang trại.

Cụ thể như Trạm Khuyến nông huyện Bình Chánh trực thuộc Trung Tâm Khuyến nông thành phố đã giúp nông dân ở địa phương có nhiều hiểu biết về khoa học kỹ thuật, cung cấp cây, con giống và thực hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả cao ở nhiều địa phương như: mô hình trồng rau an toàn theo quy trình VietGAP, mô hình trồng hoa lan, mô hình sử dụng phân hữu cơ trên cây rau…

Trong đó, mô hình sử dụng các thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần vào việc nâng cao sản lượng cũng như kinh tế của từng nông dân.

Một trong những thiết bị cơ giới hóa được bà con nông dân xã Tân Quý Tây sử dụng và công nhận sự hữu ích chính là máy xới đất.

Với sự thông minh, tiện lợi của máy xới đất đã giúp bà con nông dân tiết kiệm được thời gian, công sức và cả chi phí khi sử dụng.

Cụ thể, sau khi so sánh tiền công lao động bằng chân tay và làm đất bằng máy cho thấy, nếu thuê người cuốc đất trên 1.000m2 để trồng rau phải tốn khoảng 01 triệu đồng, cũng trên diện tích đó mà sử dụng máy xới đất chỉ tốn khoảng 350.000đ (phí tiền xăng và tiền công).

Vậy lợi ích được 65% tiền công làm đất, tiết kiệm được thời gian, không những vậy chất lượng đất được xới nhuyễn hơn…

Thực tế cho thấy nhờ có máy xới đất mà một năm nông dân có thể sản xuất từ 6 – 7 vụ rau/năm, sản phẩm làm ra đạt năng suất, chất lượng cao, nên được các HTX thu mua với giá ổn định, giúp cuộc sống nông dân ở địa phương ngày càng nâng cao.

Từ lợi ích đó có nhiều hộ đã nhân rộng diện tích đất trồng của mình lên nhiều hơn và đều sử dụng các thiết bị cơ giới hóa trong nông nghiệp, như ở ấp 1, xã Phường Bình Hưng Hòa B, có hộ ông Trung Sĩ Nghĩ, Nguyễn Văn Chân… ở ấp 4 có hộ ông Lê Ngọc Lợi, Lại Văn Hùng…

Chính sự quan tâm sâu sát của Trung tâm khuyến nông thành phố đã giúp nhiều hộ nông dân ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, có cuộc sống no đủ hơn, góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên và trường tồn.

Là một nông dân chính gốc, tôi mong rằng những chương trình thiết thực từ Khuyến nông như trên sẽ được nhân rộng ở nhiều địa phương trên cả nước để bà con được hưởng lợi và phát triển kinh tế cho từng hộ gia đình nói riêng và cả nền nông nghiệp nói chung.


Có thể bạn quan tâm

“Gió Mới” Ở Làng Nghêu Đất Mũi “Gió Mới” Ở Làng Nghêu Đất Mũi

Sau ngày chính quyền địa phương hợp nhất 16 hợp tác xã (HTX) ở làng nghêu Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) thành một, những người điều hành hoạt động khai thác nơi bãi bồi ven biển ấy có cách làm hoàn toàn mới mẻ…Từ đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bãi cạn này không còn bị xáo trộn.

04/10/2013
Gà Chết Vì Mua Con Giống Trôi Nổi Gà Chết Vì Mua Con Giống Trôi Nổi

Thấy người đi bán dạo giới thiệu về giống gà Nòi nuôi mau lớn, bán được giá cao, nên chị Hồ Thị Hiền ở xã Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã mua hơn 200 con gà giống về nuôi.

04/10/2013
Hiệu Quả Từ Nuôi Ba Ba Hiệu Quả Từ Nuôi Ba Ba

Hiện nay, cùng với nuôi tôm, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân (Cà Mau) đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập. Anh Thái Văn Việt ở ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ thực hiện mô hình nuôi ba ba thương phẩm. Mô hình này thành công đã giúp cho anh cải thiện điều kiện kinh tế, cuộc sống ổn định hơn.

07/10/2013
11,6 Triệu Con Tôm Bị Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính 11,6 Triệu Con Tôm Bị Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, tại xã An Hiệp, An Ninh Đông (Tuy An) đã có 21ha tôm thẻ chân trắng với khoảng 11,6 triệu con (từ 30 đến 45 ngày tuổi) bị chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Nguyên nhân do môi trường nước bị ô nhiễm làm cho dịch bệnh lây lan nhanh.

07/10/2013
Tỷ Phú Nuôi Ngao Ở Nam Định Tỷ Phú Nuôi Ngao Ở Nam Định

Từ lâu đã được nghe về năng lực và hiệu quả của việc sản xuất ngao giống tại Nam Định nhưng phải đến bây giờ, chúng tôi mới có điều kiện để đích thị đến thăm cở sở sản xuất của anh Nguyễn Văn Cửu ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy. Tin đồn quả không sai!

07/10/2013