Giá cà phê rơi xuống mức thấp nhất 2 năm do đồng real giảm

Chịu ảnh hưởng bất lợi từ sự bất ổn ở các thị trường mới nổi trong khi giá dầu thô lao dốc trước những lo ngại về nhu cầu suy giảm của Trung Quốc và tình trạng nguồn cung dư thừa trên thế giới.
Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) ngày 9/9 đã mức xếp hạng tín nhiệm của Brazil xuống mức “không đáng đầu tư” khiến đồng nội tệ real của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua so với USD.
Tiếp đó, giá cà phê Robusta cũng rơi xuống mức 1.544 USD/tấn, mức thấp nhất trong hai năm qua, trong phiên giao dịch ngày 11/9 tại thị trường London trong khi giá cà phê Arabica chạm mức 116 xu Mỹ/pound (1 pound = 0,454 kg) tại New York, điều từng diễn ra cách đây 18 tháng.
Theo nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank, việc đồng real tiếp tục xuống giá được coi là nguyên nhân khiến giá cà phê giảm. S
au khi S&P hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Brazil, đồng nội tệ của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2002. Brazil, nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Mỹ, từng có mức tăng trưởng 7,5% năm 2010 khi giá hàng hóa tăng mạnh trên thị trường thế giới.
Tuy vậy, rất giống với Nga, Brazil đã chịu tác động tiêu cực do giá dầu và các nguyên liệu khác sụt giảm cũng như nhu cầu èo uột của thị trường hàng đầu thế giới là Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân khiến rau ăn lá, quả dịp này tăng là do thời gian vừa qua giá rau liên tiếp giảm sâu, có thời điểm chỉ còn gần 1 ngàn đồng/kg nên nhiều nông dân giảm diện tích trồng rau ăn lá, ăn quả. Tại một số vùng trồng rau lớn trong tỉnh như: Xuân Lộc, Thống Nhất..., nông dân chuyển sang trồng đậu, bắp...

Nông dân Từ Bá Đạt (55 tuổi, ấp Mỹ Bình, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) là người đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long lai tạo thành công giống nếp thơm đặc sản. Ông quyết định chọn quê hương đặt tên cho đứa con tinh thần: “Nếp thơm đặc sản Thạnh Mỹ Tây”.

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2014-2015, sản lượng cà phê vùng Tây Nguyên sẽ giảm từ 15-20% so với năm 2013. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân các địa phương.

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) xảy ra nhiều vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp. Trước tình hình trên, huyện Đầm Dơi đã có nhiều giải pháp, đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân sử dụng điện an toàn hơn.

Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.