Giá Cá Điêu Hồng Tăng Lên 42.500 Đồng/kg

Ngày 4-7, ông Nguyễn Văn Thành, nông dân nuôi cá điêu hồng ở phường Tân Long, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, giá cá điêu hồng đã tăng lên 42.500 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 18.000 đồng/kg; cá điêu hồng giống cũng có giá từ 30.000 - 41.000 đồng/kg (tùy kích cỡ).
Với giá này, sau khi trừ chi phí, người nuôi cá lãi từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Giá tăng nhưng thực tế người nuôi không được hưởng lợi từ đợt tăng giá này.
Theo ông Thành, hiện nay người nuôi không có cá để bán, nguyên nhân trong thời gian dài, giá cá điêu hồng dưới giá thành từ 5.000-10.000 đồng/kg nên nông dân không có khả năng cầm cự.
“Hiện khu vực này đã có khoảng 50% số hộ phải bán bè, treo bè và hạn chế số lượng để tránh lỗ. Nhưng giá cá đang ở mức cao, một số người nuôi đã bắt đầu thả cá trở lại” - ông Thành nói.
Theo thống kê, toàn tỉnh có 900 bè đang thả nuôi cá điêu hồng/1.279 bè đang neo đậu. Tuy nhiên, để tránh tình trạng cung vượt cầu như những năm trước, ngành chức năng khuyến cáo nông dân không nên nuôi ồ ạt và tuân thủ đúng quy hoạch để nghề nuôi cá lồng bè phát triển ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, qua kiểm tra tình hình sử dụng lưới lồng (hay còn gọi là lờ dây, lờ bát quái) đã phát hiện trên địa bàn 26 xã, phường ven biển có 1.205 hộ ngư dân với 85.057 phương tiện lưới lồng đang sử dụng để khai thác thủy sản.