Giá Bột Mì Cao Hơn Giá Gạo 100 USD/tấn

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.
Ông Trần Phước Vinh- Phó Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết thông tin trên. Theo ông Vinh, giá bột mì cao hơn giá gạo là chuyện “xưa nay hiếm”, bởi trước đây, giá gạo luôn cao hơn giá bột mì vài chục USD/tấn.
Hiện các doanh nghiệp chế biến tinh bột mì xuất khẩu với giá khoảng 480 USD/tấn. “Mức giá xuất khẩu tinh bột mì từ đầu năm đến nay ổn định, dao động nhẹ từ 480 – 500 USD/tấn. Đây là cơ hội của ngành chế biến tinh bột mì Tây Ninh cũng như trong nước. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá củ mì nguyên liệu quá cao khiến các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn”, ông Vinh cho biết thêm.
Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao. “Chưa bao giờ Tây Ninh có tình trạng các nhà máy cho người đi lập trạm thu mua củ mì quanh vùng nguyên liệu như hiện nay.
Cụ thể là ở huyện Dương Minh Châu, tình trạng tranh nhau mua củ mì nguyên liệu sôi động chưa từng thấy”, một doanh nghiệp chế biến tinh bột mì nói.
Đến nay, sau nhiều tháng đóng cửa, một số nhà máy chế biến tinh bột mì đã hoạt động trở lại nhưng chỉ chạy cầm chừng, có khi chỉ hoạt động 1 tuần/tháng vì thiếu nguyên liệu. Thế nhưng cũng còn khoảng hơn 10 nhà máy có công suất chế biến từ 100 - 200 tấn bột/ngày ngừng hoạt động.
“Chúng tôi gắng gượng thu mua củ để vận hành nhà máy nhằm duy trì phần nào việc làm cho người lao động và hầm biogas. Bởi nếu ngừng vận hành lâu ngày, vi sinh nuôi trong hầm biogas sẽ chết hết, khi cấy nuôi lại tốn rất nhiều tiền”, chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Vinh cho biết.
Còn chủ nhà máy mì Việt Úc cho rằng, thời điểm hiện tại, các nhà máy sản xuất tinh bột mì khó mà có lãi bởi vào mùa mưa, củ mì có lượng bột thấp. Đã vậy, nông dân, thương lái tranh thủ thu hoạch mì non để bán lúc giá cao nên củ nhiều nhưng sau chế biến cho ra lượng bột thấp.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến đầu tháng 8, các DN, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã ký hợp đồng bao tiêu gần 100% diện tích mía trong dân, với giá tương đương so với năm 2014.

Bước vào vụ mùa 2015, toàn tỉnh gieo trồng 58.230 ha, trong đó cây lương thực 44.650 ha, chủ yếu là lúa với 40.000 ha. Trong điều kiện khó khăn về thời tiết, tình hình sâu bệnh…việc chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả đang được ngành nông nghiệp tỉnh tập trung quyết liệt…

Ngày 12-8, thanh tra của Bộ NN&PTNT phối hợp với sở ngành tại Đồng Nai làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế Anco và Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, dự kiến 7 tháng đầu năm 2015 lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt 788.000 tấn với kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD, giảm 30,5% về lượng và giảm 27% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản vào tháng 9 tới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam…