Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Bột Mì Cao Hơn Giá Gạo 100 USD/tấn

Giá Bột Mì Cao Hơn Giá Gạo 100 USD/tấn
Ngày đăng: 13/08/2013

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.

Ông Trần Phước Vinh- Phó Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết thông tin trên. Theo ông Vinh, giá bột mì cao hơn giá gạo là chuyện “xưa nay hiếm”, bởi trước đây, giá gạo luôn cao hơn giá bột mì vài chục USD/tấn.

Hiện các doanh nghiệp chế biến tinh bột mì xuất khẩu với giá khoảng 480 USD/tấn. “Mức giá xuất khẩu tinh bột mì từ đầu năm đến nay ổn định, dao động nhẹ từ 480 – 500 USD/tấn. Đây là cơ hội của ngành chế biến tinh bột mì Tây Ninh cũng như trong nước. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá củ mì nguyên liệu quá cao khiến các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn”, ông Vinh cho biết thêm.

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao. “Chưa bao giờ Tây Ninh có tình trạng các nhà máy cho người đi lập trạm thu mua củ mì quanh vùng nguyên liệu như hiện nay.

Cụ thể là ở huyện Dương Minh Châu, tình trạng tranh nhau mua củ mì nguyên liệu sôi động chưa từng thấy”, một doanh nghiệp chế biến tinh bột mì nói.

Đến nay, sau nhiều tháng đóng cửa, một số nhà máy chế biến tinh bột mì đã hoạt động trở lại nhưng chỉ chạy cầm chừng, có khi chỉ hoạt động 1 tuần/tháng vì thiếu nguyên liệu. Thế nhưng cũng còn khoảng hơn 10 nhà máy có công suất chế biến từ 100 - 200 tấn bột/ngày ngừng hoạt động.

“Chúng tôi gắng gượng thu mua củ để vận hành nhà máy nhằm duy trì phần nào việc làm cho người lao động và hầm biogas. Bởi nếu ngừng vận hành lâu ngày, vi sinh nuôi trong hầm biogas sẽ chết hết, khi cấy nuôi lại tốn rất nhiều tiền”, chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Vinh cho biết.

Còn chủ nhà máy mì Việt Úc cho rằng, thời điểm hiện tại, các nhà máy sản xuất tinh bột mì khó mà có lãi bởi vào mùa mưa, củ mì có lượng bột thấp. Đã vậy, nông dân, thương lái tranh thủ thu hoạch mì non để bán lúc giá cao nên củ nhiều nhưng sau chế biến cho ra lượng bột thấp.


Có thể bạn quan tâm

Hội Làm vườn huyện Lai Vung và công tác phát triển mô hình kinh tế hợp tác Hội Làm vườn huyện Lai Vung và công tác phát triển mô hình kinh tế hợp tác

Thời gian qua, cùng với các ngành, các cấp, Hội Làm vườn (HLV) huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế hợp tác sâu rộng đến từng địa bàn trọng yếu trên toàn huyện nhằm giúp nông dân nâng cao thu nhập.

18/04/2015
Giá bưởi tăng cao Giá bưởi tăng cao

Do nhu cầu tiêu thụ tăng và nguồn cung hạn chế, hiện giá bưởi da xanh và bưởi 5 roi tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đã tăng ít nhất từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

18/04/2015
An Giang trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao An Giang trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào vườn cây ăn trái tại huyện Chợ Mới (An Giang), nhiều nhà vườn ở xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới) thực hiện trồng xoài ba màu theo hướng VietGAP mang lại hiệu quả, giúp tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.

18/04/2015
Lao đao mùa dưa hấu Lao đao mùa dưa hấu

Nhiều ngày qua, người trồng dưa hấu ở các tỉnh miền Trung cũng như thương lái đứng ngồi không yên trước cảnh hàng nghìn xe dưa hấu bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Tại Phú Yên, giá dưa liên tục giảm, nông dân và thương lái lại phải đóng nhiều khoản phí do địa phương quy định, khiến họ lâm cảnh lao đao.

18/04/2015
Trăm dâu đổ đầu… người nuôi cá Trăm dâu đổ đầu… người nuôi cá

Xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay gặp khó khăn đã kéo giá cá tra nguyên liệu xuống mức thấp còn 22.000 - 23.000 đồng/kg, người nuôi không có lãi. Chẳng những bị lỗ, hàng loạt hộ nuôi cá ở Đồng Tháp, An Giang, TP Cần Thơ… còn bị các doanh nghiệp nợ tiền mua nguyên liệu kéo dài không trả hoặc chỉ trả “nhỏ giọt”, khiến người nuôi khốn đốn…

20/04/2015