Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gạo Việt vì sao từ hạt ngọc thành 3 không

Gạo Việt vì sao từ hạt ngọc thành 3 không
Ngày đăng: 03/10/2015

Đó là nỗi trăn trở của ông Nguyễn Đình Bích - Chuyên gia nông nghiệp đến từ Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) khi bàn về chuyện xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.

Ông Bích dẫn số liệu cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không phải thấp nhất trên thị trường thế giới.

Giá gạo giảm là do xu hướng giảm chung trên thị trường thế giới, gạo Thái Lan, Ấn Độ cũng giảm.

Theo ông Bích, nguyên nhân của việc giá gạo thế giới giảm mạnh thời gian qua là do kho gạo dự trữ khổng lồ của Thái Lan, trong đó có khoảng 1,3 triệu tấn là gạo đã hỏng hoàn toàn; 4,3 triệu tấn lẫn lộn giữa gạo có thể làm lương thực và gạo không thể làm lương thực.

Nhìn vào động thái của Thái Lan có thể dự đoán rằng giá gạo thế giới sẽ tiếp tục giảm.

Nguyên nhân thứ 2 được ông Bích đưa ra là xuất phát từ Ấn Độ. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Ấn Độ xuất khẩu gạo tăng 12,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng kim ngạch giảm 12,9%. Ấn Độ chính là quốc gia có giá gạo giảm mạnh nhất chứ không phải Thái Lan hay Việt Nam.

Ấn Độ sử dụng 1 nửa gạo, 1 nửa lúa mỳ làm lương thực. Trong điều kiện giá gạo thế giới giảm, giá lúa mì còn giảm mạnh hơn. Do vậy, chủ trương của Chính phủ Ấn Độ trong thời gian tới là tăng xuất khẩu gạo ra thị trường, giữ lúa mỳ làm cho giá gạo giảm mạnh.

“Toàn bộ gạo chất lượng thấp và cao đều giảm giá mạnh chứ không riêng gì gạo Việt Nam” – ông Nguyễn Đình Bích nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Bích cũng dẫn kết quả nghiên cứu của FAO cho thấy, đến tháng 8/2015 thì chỉ số giá gạo thế giới đã giảm 13 tháng liên tục. Dự báo thị trường gạo thế giới sẽ chạm đáy vào cuối năm 2015 hoặc 2016, sau đó mới “nhích” dần lên.

Ai đang làm chủ bức tranh ngành gạo?

Theo ông Bích, hai nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của ngành lúa gạo Việt Nam là sản xuất quy mô nhỏ và không có những chuyển biến cơ bản về chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Mặc dù tỷ trọng gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Đây là bước tiến quan trọng nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL. Tuy nhiên lượng xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu thấp, hiện chưa đến 500 USD/tấn.

Ông Bích cho rằng, trung tâm của bức tranh ngành gạo là các hộ nông dân. Tuy nhiên, chủ thể chính này lại không làm chủ được thị trường lúa gạo và cũng không được hưởng lợi từ thị trường này.

Đầu vào của quá trình này là các nhà cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu…

Ở đầu ra, phần lớn gạo phải qua thương lái, cò lúa và đến các cơ sở chế biến, xay sát… Sau đó, một phần gạo được tiêu thụ trong nước và một phần được xuất khẩu.

“Đây là chuỗi giá trị rất dài. Có lẽ Việt Nam là quốc gia có chuỗi giá trị lúa gạo dài nhất thế giới. Hệ quả của chuỗi giá trị dài là lợi nhuận phân phối cho nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo càng ít.

Lợi nhuận xuất khẩu gạo đang phải được chia cho nhiều chủ thể” – ông Bích nhận định.

Theo ông Bích, do chuỗi giá trị phức tạp nên gạo của Việt Nam đang rơi vào tình trạng “3 không”: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.

Do chất lượng thấp và không có thương hiệu nên gạo Việt Nam không thể xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng.

Vài năm trước, gạo Việt từng được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, những năm gần đây Nhật Bản cấm cửa không nhập khẩu gạo Việt Nam.

“Với kim ngạch nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu quá lớn, lên tới hàng tỷ USD như hiện nay.

Người ta không cần kiểm định cũng có thể đoán được gạo Việt Nam chứa dư lượng hóa chất lớn như thế nào” – vị chuyên gia nông nghiệp trăn trở.


Có thể bạn quan tâm

Để Những Cánh Rừng Mãi Xuân Để Những Cánh Rừng Mãi Xuân

Những ngày đầu xuân, chúng tôi có chuyến tham gia tuần tra rừng cùng lực lượng kiểm lâm huyện Thanh Sơn. Đồng chí Nguyễn Tiến Hiếu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thanh Sơn cho biết: “Thanh Sơn có trên 14.000ha rừng tự nhiên và trên 25.000ha rừng trồng.

06/03/2015
Mở Rộng Diện Tích Nuôi Các Giống Cá Cho Thu Nhập Cao Mở Rộng Diện Tích Nuôi Các Giống Cá Cho Thu Nhập Cao

Hiện nay thủy sản đã được xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh. Năng suất thủy sản ngày càng được nâng cao, giúp giá các mặt hàng ổn định, có mức giá vừa phải, phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng đồng thời vẫn giúp người nuôi thủy sản tăng thu nhập.

06/03/2015
Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp

Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.

06/03/2015
Vào Vụ Nuôi Tôm Vào Vụ Nuôi Tôm

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.

06/03/2015
Thăng Bình Huy Động Gần 2.500 Tỷ Đồng Xây Dựng Nông Thôn Mới Thăng Bình Huy Động Gần 2.500 Tỷ Đồng Xây Dựng Nông Thôn Mới

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...

06/03/2015