Gạo Việt không được lợi gì từ TPP khi vào thị trường Nhật

Trong buổi họp báo chuyên đề về cam kết TPP trong lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 9/11, ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế.
Theo lộ trình, vào năm thứ 11 kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.
Tuy nhiên, với các mặt hàng nông sản từ Việt Nam như gạo, thịt, sữa thì những ưu đãi về thuế quan không thực sự lớn.
Ngoài việc không cam kết với mặt hàng gạo, Nhật Bản sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm một phần hoặc cam kết kèm theo các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng nhạy cảm như thịt trâu bò, thịt lợn, sữa, sản phẩm sữa, lúa mỳ, lúa gạo và các chế phẩm của chúng.
Ngược lại, với ngành thủy sản, khi TPP có hiệu lực, đa số mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam được hưởng ngay thuế suất 0% như các mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số cam kết, surimi, tôm, cua ghẹ,…
Như vậy, toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xóa bỏ trong TPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Ngoài ra, Nhật Bản cam kết mức thuế 0% với mặt hàng rau quả vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Vào năm thứ 8 sau khi TPP chính thức có hiệu lực, mặt hàng mật ong được Nhật cam kết xóa bỏ thuế.
Quốc gia này cũng sẽ xóa bỏ thuế của 79,5% kim ngạch mặt hàng giày dép vào năm thứ 10 và các mặt hàng còn lại của ngành giày da vào năm thứ 16. Tương tự thế, mặt hàng vali, túi xách bằng da cũng được xóa bỏ thuế suất vào năm thứ 16.
Xóa bỏ ngay 98,8% số dòng thuế của ngành dệt may. Con số này tương đương 97,2% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản.
Những mặt hàng còn lại Nhật Bản sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế vào năm thứ 10 của hiệp định.
Ông Thăng cũng cho biết, cơ hội hợp tác của Việt Nam với các nước sau khi TPP chính thức có hiệu lực là rất lớn, đặc biệt là với Nhật Bản.
“Trước đó, với hiệp định Việt Nam – Nhật Bản có 1 số mặt hàng vẫn không được mở cửa nhưng khi TPP chính thức được thông qua, các mặt hàng này đều đã được mở cửa hợp tác”, ông Thăng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Dự báo lượng gạo tiêu dùng trên toàn thế giới trong năm nay đạt khoảng 500 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2014 và lượng tiêu thụ theo đầu người cũng tăng lên tới 57,5kg. Điều này dẫn tới lượng gạo buôn bán trên thế giới sẽ tăng khoảng 50 triệu tấn.

Ông Tư Tân, chủ tàu câu mực ở Sông Đốc nói: "Giá dầu giảm liên tục trong mấy tháng qua, từ mức 22.000đ/lít xuống 16.580đ/lít như hiện nay, ngư dân hưởng lợi nhiều lắm. Trước đây, với tàu câu mực loại nhỏ của tôi chi phí cho một chuyến biển từ 50-55 triệu đồng, trong đó bao gồm 2.000 lít dầu, nhớt, nước đá và lương thực, thực phẩm cho ngư phủ.

Mở những tấm bạt dài thườn thượt đem những bó hạt é ra phơi kịp ngày tuốt, ông Nguyễn Văn Sừng ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), cho biết: "Trước đây, khu vực này chỉ có vài hộ trồng é, nhưng hiện tại số hộ dân trồng loại cây này chiếm hơn 10% diện tích đất.

Tương tự, trang trại chuyên trồng địa lan Anh Quỳnh (đường Vạn Kiếp, phường 7) có khoảng 20.000 chậu địa lan các loại nhưng hiện, nhiều chậu đã nở hoa từ hơn một tháng qua khiến chủ vườn đứng ngồi không yên.

Tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 210/2013 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề này được kỳ vọng tạo cú hích cho nông nghiệp Quảng Trị.