Gạo Sạch Quế Lâm Vẫn Khó Đầu Ra

Việc sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một trang mới trong ngành nông nghiệp tỉnh TT- Huế. Song đầu ra vẫn là bài toán khó...
Chú trọng chất lượng
Làm ra hạt gạo là điều quen thuộc với người nông dân. Thế nhưng để sản xuất được “gạo sạch” là cả một quá trình không hề đơn giản. Việc tập đoàn Quế Lâm sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân tỉnh TT- Huế.
Có lần, được giới thiệu tới Hội chợ Thương mại quốc tế festival Huế 2014, tôi cùng nhiều người vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ khi nhìn thấy nhãn mác bao bì có tên “Gạo hữu cơ Quế Lâm”, do tập đoàn Quế Lâm sản xuất.
Đây là sản phẩm gạo hữu cơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe phụ nữ và trẻ em. Từ lâu, người tiêu dùng chỉ biết đến “khái niệm” rau sạch, trứng sạch, chứ chưa nghe đến “gạo sạch” vì thế tập quán sử dụng của người tiêu dùng chỉ quen với các giống lúa gạo truyền thống.
Tuy nhiên, khi đời sống người dân được nâng cao, họ cũng hướng đến một nguồn thực phẩm an toàn, nhiều chất dinh dưỡng.
Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Quế Lâm, cho biết, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, một thành công đáng ghi nhận là việc tạo ra nguồn nông sản an toàn cho người tiêu dùng, đó là gạo hữu cơ. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất không chỉ tạo ra nguồn nông sản an toàn, chất lượng mà còn hạn chế chi phí đầu tư.
Ông Lam phân tích: “Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh tạo điều kiện tốt cho người sản xuất trong khâu làm đất. Sau khi thu hoạch xong, bà con nông dân có thể tiến hành cày đất để gieo cấy. Trong quá trình sản xuất, không sử dụng bất kỳ các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ nào.
Bón phân hữu cơ vi sinh có thể tồn tại lâu dài, nuôi dưỡng trong lòng đất, không gây bạc màu, có tác dụng làm tơi xốp, không xảy ra sâu bệnh trên cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân”.
Hướng đến thị trường
Tại tỉnh TT- Huế, tập đoàn Quế Lâm đã đưa vào sản xuất gạo chất lượng cao vụ đầu tiên quy mô cánh đồng mẫu diện tích 10 ha tại HTX Nông nghiệp Phú Lương 1 (huyện Phú Vang) với hàng chục hộ dân tham gia sản xuất. Nguồn giống được đặt mua tại Cty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh TT- Huế.
Ông Nguyễn Hồng Lam cho biết, dự kiến các vụ tiếp theo đơn vị sẽ tiếp tục mở rộng diện tích mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ. Khó khăn lớn đối với tập đoàn là đầu ra sản phẩm, bởi đến nay, bà con nông dân cũng như người tiêu dùng hầu như chưa hiểu biết về gạo sạch.
Do sản xuất với một quy trình nghiêm ngặt, chất lượng sản phẩm cao nên giá thành sản phẩm gạo Quế Lâm có thể cao gấp rưỡi, gấp đôi sản phẩm thông thường nên rất khó bán. Trong 5 năm qua, tập đoàn mới chỉ bán khoảng 300 tấn gạo hữu cơ, trong đó năm 2013 khoảng 200 tấn, dự kiến năm 2014 khoảng 400 tấn.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, tập đoàn Quế Lâm đã “quy tụ” 16 chuyên gia là những nhà khoa học đầu ngành, đồng thời vừa mới tuyển dụng 100 sinh viên đại học ngành nông nghiệp. Số sinh viên này phải trực tiếp ra đồng cùng nông dân tổ chức sản xuất, đến tận từng hộ dân để tiếp thị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Với hơn 150 nghìn ha, tỉnh Bình Phước được coi là "thủ phủ điều của cả nước". Cây xóa đói, giảm nghèo một thời, nay vì mất giá, cho nên người dân chặt bỏ. Nhiều hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư, đất bạc màu là còn chung thủy với cây điều. Nhưng cơn lốc của thị trường, lại nảy sinh tình trạng bán điều non, gây nhức nhối ở các xã vùng sâu tỉnh Bình Phước.

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.

Tháng 8-2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện triển khai mô hình “Nuôi thử nghiệm cá diêu hồng” tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn. Sau 5 tháng thực hiện, mô hình đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng 11% trong năm 2013, bên cạnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, huyện Ninh Sơn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Tổng đàn bò của huyện Ba Tri (Bến Tre) hiện có khoảng 71 ngàn con, trong đó xã Phước Tuy có trên 3.600 con. Ông Nguyễn Văn Lư - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Phước Tuy, chia sẻ: “Những năm gần đây, nghề nuôi bò thịt phát triển mạnh, xã có hơn một ngàn hộ nông nghiệp thì hầu như nhà nào cũng nuôi từ một đến hai con bò, có nhà nuôi năm, bảy con đến cả chục con”. Nghề nuôi bò sinh sản, bò thịt vỗ béo đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và nhân rộng số hộ khá, giàu tại xã.