Gạo Sạch Quế Lâm Vẫn Khó Đầu Ra

Việc sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một trang mới trong ngành nông nghiệp tỉnh TT- Huế. Song đầu ra vẫn là bài toán khó...
Chú trọng chất lượng
Làm ra hạt gạo là điều quen thuộc với người nông dân. Thế nhưng để sản xuất được “gạo sạch” là cả một quá trình không hề đơn giản. Việc tập đoàn Quế Lâm sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân tỉnh TT- Huế.
Có lần, được giới thiệu tới Hội chợ Thương mại quốc tế festival Huế 2014, tôi cùng nhiều người vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ khi nhìn thấy nhãn mác bao bì có tên “Gạo hữu cơ Quế Lâm”, do tập đoàn Quế Lâm sản xuất.
Đây là sản phẩm gạo hữu cơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe phụ nữ và trẻ em. Từ lâu, người tiêu dùng chỉ biết đến “khái niệm” rau sạch, trứng sạch, chứ chưa nghe đến “gạo sạch” vì thế tập quán sử dụng của người tiêu dùng chỉ quen với các giống lúa gạo truyền thống.
Tuy nhiên, khi đời sống người dân được nâng cao, họ cũng hướng đến một nguồn thực phẩm an toàn, nhiều chất dinh dưỡng.
Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Quế Lâm, cho biết, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, một thành công đáng ghi nhận là việc tạo ra nguồn nông sản an toàn cho người tiêu dùng, đó là gạo hữu cơ. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất không chỉ tạo ra nguồn nông sản an toàn, chất lượng mà còn hạn chế chi phí đầu tư.
Ông Lam phân tích: “Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh tạo điều kiện tốt cho người sản xuất trong khâu làm đất. Sau khi thu hoạch xong, bà con nông dân có thể tiến hành cày đất để gieo cấy. Trong quá trình sản xuất, không sử dụng bất kỳ các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ nào.
Bón phân hữu cơ vi sinh có thể tồn tại lâu dài, nuôi dưỡng trong lòng đất, không gây bạc màu, có tác dụng làm tơi xốp, không xảy ra sâu bệnh trên cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân”.
Hướng đến thị trường
Tại tỉnh TT- Huế, tập đoàn Quế Lâm đã đưa vào sản xuất gạo chất lượng cao vụ đầu tiên quy mô cánh đồng mẫu diện tích 10 ha tại HTX Nông nghiệp Phú Lương 1 (huyện Phú Vang) với hàng chục hộ dân tham gia sản xuất. Nguồn giống được đặt mua tại Cty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh TT- Huế.
Ông Nguyễn Hồng Lam cho biết, dự kiến các vụ tiếp theo đơn vị sẽ tiếp tục mở rộng diện tích mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ. Khó khăn lớn đối với tập đoàn là đầu ra sản phẩm, bởi đến nay, bà con nông dân cũng như người tiêu dùng hầu như chưa hiểu biết về gạo sạch.
Do sản xuất với một quy trình nghiêm ngặt, chất lượng sản phẩm cao nên giá thành sản phẩm gạo Quế Lâm có thể cao gấp rưỡi, gấp đôi sản phẩm thông thường nên rất khó bán. Trong 5 năm qua, tập đoàn mới chỉ bán khoảng 300 tấn gạo hữu cơ, trong đó năm 2013 khoảng 200 tấn, dự kiến năm 2014 khoảng 400 tấn.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, tập đoàn Quế Lâm đã “quy tụ” 16 chuyên gia là những nhà khoa học đầu ngành, đồng thời vừa mới tuyển dụng 100 sinh viên đại học ngành nông nghiệp. Số sinh viên này phải trực tiếp ra đồng cùng nông dân tổ chức sản xuất, đến tận từng hộ dân để tiếp thị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tính đến ngày 15/1, cả nước đã gieo cấy được 1.927.600 ha lúa Đông Xuân, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước.

Sau 6 năm nghiên cứu, đưa 1 ngàn cành bưởi đường lá cam lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để chiếu xạ và ghép cành vào 1 ngàn cây bưởi Tân Triều, các nhà khoa học đã tạo ra 3 giống bưởi không hạt. Đó là những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi đạt chuẩn quốc tế.

Sau 2 năm thực hiện đề án sạ lúa trên đất nhiễm phèn ở một số xã của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hiệu quả đạt được cho thấy khá khả quan. Đây là đề án do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm chủ, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật.

Sáng 25/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đi kiểm tra và làm việc với UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) về triển khai ứng dụng mô hình gieo mạ bằng khay tự động và cấy máy trên địa bàn.

Chỉ vài sào đất bãi bồi, nhưng qua bàn tay cần mẫn của ông, nó cũng đủ sức nuôi sống 4 người. Lý do là, rau, quả của ông không phải hạng xoàng, mà toàn hàng độc đáo nên dù giá bán có nhỉnh hơn, bạn hàng vẫn tranh nhau mua. Ông chính là Huỳnh Văn Khanh ngụ thôn Nghĩa Lập, xã Đức Hiệp (Mộ Đức).