Gạo nghi nhựa ở TPHCM là gạo thật

Gạo rang lên có mùi khét khó chịu và vón cục
Ngay sau đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản và đại diện khu vực phía Nam của Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT đã vào cuộc kiểm tra.
Chiều 4-10, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, khẳng định, khi tiếp cận với mẫu gạo nghi nhựa ở TPHCM, qua kiểm tra, phân tích cho thấy 100% mẫu gạo này là gạo thật. Ông Phạm Văn Dư khẳng định:
“Gạo này là gạo thật, không có chuyện gạo nhựa, hay gạo giả như nghi vấn trước đó”.
Liên quan đến một số biểu hiện lạ của gạo như khi rang thì cháy đen và có mùi khét bốc lên như nhựa, ông Phạm Văn Dư cho rằng, để xác minh và có câu trả lời chính xác thì cần nhiều thời gian để điều tra, phân tích.
Cụ thể là phải xem trong quá trình gieo trồng đến lúc thu hoạch, nông dân đã sử dụng những loại thuốc trừ sâu nào, trong quá trình bảo quản có sử dụng hóa chất gì không?
Ông Phạm Văn Dư phân tích:
“Gạo ở Việt Nam còn dư thừa để xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn mỗi năm nên không thể có việc sản xuất gạo giả để bán kiếm lời, vì chi phí sản xuất gạo giả còn đắt hơn gạo thật”.
Có thể bạn quan tâm

Đi đến những vùng có KCN bị bỏ hoang gặp nông dân, họ than thở: Chúng tôi xin thêm mấy chục ngày để thu hoạch chẳng được, họ thu hồi rồi bỏ hoang năm này qua năm khác, phí đến thế là cùng.

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện tình hình sâu bệnh hại lúa đang có diễn biến phức tạp. Các địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp để phòng, trừ sâu bệnh hại lúa.

Nhằm giúp người nuôi nắm chắc kiến thức về các loại hóa chất và phân bón dùng trong cải tạo ao có hiệu quả, TSVN xin giới thiệu các loại hóa chất, phân bón hiện nay đang dùng nhiều và cách sử dụng trong ao nuôi tôm.

Là những người trực tiếp bám đồng, bám ruộng gắn bó với người nông dân, chuyển giao tiến bộ KHKT vào SX, nhưng tại một số tỉnh, đa số KNVCS là người lớn tuổi, không qua trường lớp đào tạo bài bản mà chỉ dựa vào kinh nghiệm SX.

Chưa bao giờ người nuôi tôm hùm tại thôn Vũng Rô, xã Hoà Xuân Nam huyện Đông Hoà (Phú Yên) phấn khởi như năm nay. Hiện nay tôm hùm loại 1 (1kg/con trở lên) tư thương thu mua tại chỗ với giá 1 triệu 650 ngàn đến 1 triệu 680 ngàn đồng, tăng hơn năm trước 300-330 ngàn đồng/kg. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay