Gạo Nàng Thơm Chợ Đào Bị Nhái

Hơn 400ha chuyên trồng giống lúa đặc sản Nàng Thơm Chợ Đào (NTCĐ) ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An đã tụt giảm còn 100ha. Nông dân vùng này bỏ NTCĐ bởi không cạnh tranh được với gạo giả, gạo nhái đang tràn lan khắp nơi...
Năm 2006, UBND tỉnh Long An xác định thương hiệu NTCĐ là tài sản vô giá của địa phương nên yêu cầu Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh tiến hành đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong và ngoài nước. Thật bất ngờ khi nhãn hiệu này đã được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Mỹ từ năm 2002! Tuy nhiên, việc mất thương hiệu vào tay nước ngoài vẫn không đáng lo bằng chuyện thương hiệu này đang bị huỷ hoại bởi tình trạng gạo nhái tràn lan trong nước.
Do gạo nhái bán với giá bèo (NTCĐ thật, giá 25.000 đồng/kg, hàng nhái giá dưới 20.000 đồng/kg) nên NTCĐ chính gốc không cạnh tranh lại, nông dân thua lỗ nên chán nản, chuyển sang trồng giống khác. Ông Tư Hưng - một lão nông có 50 năm gắn bó với cây lúa NTCĐ cho biết, làm gạo nhái rất dễ: Người các vùng lân cận đến mua lúa giống NTCĐ về trồng, khi thu hoạch nghiễm nhiên là NTCĐ nhưng chất lượng khác hẳn; cách nữa là thương lái về Mỹ Lệ mua đúng gạo NTCĐ thật rồi trộn gạo thơm của Thái có kích thước màu sắc tương tự rồi đem bán ra thị trường.
Theo ông Huỳnh Văn Cơ - Chủ nhiệm HTX Mỹ Lệ - đơn vị đang sở hữu thương hiệu NTCĐ, giống lúa này trồng mất 6 tháng mới thu hoạch - tức gấp đôi thời gian so với các giống khác nhưng năng suất chỉ bằng một nửa, khoảng 3,5 – 4 tấn/ha. Lâu nay, chỉ có 400ha đất cặp rạch Đào, nơi có 6 tháng nước ngọt và 6 tháng nước mặn là trồng được NTCĐ. Giống lúa này đặc biệt ở chỗ nếu đem trồng nơi khác thì hạt lựu và mùi thơm biến mất. Chính vì những điểm độc đáo này khiến NTCĐ vừa quý, vừa hiếm, giá lúc nào cũng gấp đôi, gấp 3 các giống lúa khác.
“Làm ăn đàng hoàng lại cạnh tranh không nổi với hàng nhái nên nông dân chán nản chuyển sang trồng các giống lúa khác. Giống NTCĐ thực tế chỉ còn chưa đầy 100ha, sản lượng gạo chừng 200 tấn/năm và có khả năng giảm nữa…” - ông Cơ lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.

Sáng 10-6, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tổ chức lễ giao nhận thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật cho ngư dân Bình Định và ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển đội tàu cá vỏ thép và vật liệu mới tại Bình Định.

Là một huyện miền núi có hơn 6 nghìn ha diện tích đất rừng và lâm nghiệp nên phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng là một trong những chương trình ưu tiên của huyện Cẩm Khê.

Vụ chiêm xuân 2013-2014, Trạm Khuyến nông Tam Nông phối hợp với Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lúa lai 3 dòng 27P31 tại xã Hiền Quan quy mô 3.600m2 với 10 hộ tham gia.

Không thông qua chính quyền địa phương các cấp, nhiều thương gia người Trung Quốc đã lén lút về các huyện Chư Sê, Chư Prông… thuộc tỉnh Gia Lai để thuê đất trồng dưa hấu.