Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gạo chất lượng cao khẳng định vị thế xuất khẩu

Gạo chất lượng cao khẳng định vị thế xuất khẩu
Ngày đăng: 10/08/2015

Theo VFA, 7 tháng đầu năm, XK gạo cả nước đã đạt 3,3 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, giảm 9% về lượng và 5,5% về giá. Dù tình hình chung còn nhiều khó khăn, nhưng điểm sáng nhất trong XK gạo 7 tháng đầu năm chính là phân khúc gạo cao cấp.

Cụ thể, sau 7 tháng, XK gạo cao cấp (loại 5% tấm) đã đạt 28,8% tổng lượng gạo XK của cả nước, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Gạo thơm đứng thứ 2 với tỷ lệ 24,67% tổng lượng gạo XK, tăng 15,36% so với cùng kỳ. Nhờ lượng tăng của 2 loại này, gạo Việt Nam đã quay lại chiếm giữ vị trí cao ở nhiều thị trường. Đơn cử như sau 2 năm rất khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với gạo từ Ấn Độ và Thái Lan, kim ngạch XK gạo vào thị trường châu Phi trong 7 tháng đã đạt 15,83% tổng kim ngạch XK gạo của nước ta, tăng đến 47,53%, trong đó gạo thơm là loại gạo được châu Phi ưa chuộng nhất.

Những con số trên cho thấy, ngành lúa gạo cần chuyển đổi sản xuất theo hướng tập trung vào gạo thơm, gạo chất lượng cao thay vì gạo phẩm cấp thấp như những năm trước đây”- ông Huỳnh Minh Huệ nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Tổng thư ký VFA chỉ rõ: Chuyển đổi sản xuất từ phân khúc gạo chất lượng thấp sang gạo chất lượng cao không phải là việc dễ dàng do gặp khó khăn từ khâu giống đến quản lý chất lượng. Nhiều giống lúa đã bị thoái hóa nên việc sản xuất gạo chất lượng cao chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, quản lý chất lượng gạo XK cũng gặp nhiều vấn đề khi vẫn còn tình trạng sau khi mua lúa ở các hộ dân, thương lái sẽ trộn lẫn các loại lúa hạt dài với hạt tròn rồi đem về nhà máy xay xát ra gạo, bán cho DN. DN XK và DN nhập khẩu ở nhiều thị trường đều đang chấp nhận cách làm dễ dãi như vậy, tạo thành thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, khi mở rộng ra các thị trường lớn, đặc biệt là những thị trường khó tính, việc làm này không thể chấp nhận được.

Ông Huệ khẳng định: Thời gian tới, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, trong đó có tái cơ cấu ngành gạo; sử dụng giống xác nhận, thuần chủng, phải thực hành canh tác tốt, quản lý chất lượng đồng đều, làm sao hạt gạo phải đồng nhất về chất lượng. Đồng thời, tập trung xây dựng thương hiệu gạo theo đúng Đề án đã được Chính phủ quy định. Nếu không giải quyết được vấn đề này, trong hoàn cảnh XK gạo gặp nhiều khó khăn như hiện nay, ta không những sẽ mất thị trường truyền thống mà còn không thể thâm nhập vào các thị trường mới.


Có thể bạn quan tâm

Hưng Yên Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa Hưng Yên Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa

Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.

14/01/2015
Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng

Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành một tập quán sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Những chiếc ghe lớn, hai tầng, chở theo những bầy vịt chạy đồng trên sông nước sau mùa gặt là những hình ảnh thân quen. Trong buổi sáng bình minh, trên những cánh đồng, những người chăn vịt cần mẫn, lam lũ cùng với những đàn vịt cất tiếng gọi nhau gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả ở vùng quê.

14/01/2015
Gỡ Đầu Ra Cho Sữa Tươi Tại Huyện Gia Lâm (Hà Nội) Gỡ Đầu Ra Cho Sữa Tươi Tại Huyện Gia Lâm (Hà Nội)

Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.

14/01/2015
Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) Có Hơn 100 Hộ Nuôi Heo ViệtGAP Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) Có Hơn 100 Hộ Nuôi Heo ViệtGAP

Trong năm 2014, dự án Lifsap đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi tại địa phương lắp đặt được 130 công trình hầm biogas, 1 cơ sở giết mổ tập trung tại xã Bàu Hàm 2 và 1 lò giết mổ vệ tinh tại tỉnh lộ 25 đều đã đi vào hoạt động. Huyện cũng đã phát triển được hơn 100 hộ chăn nuôi heo theo chuẩn ViệtGAP, tăng gấp đôi so với năm 2013.

14/01/2015
Một Ngày Ở Một Ngày Ở "Xứ Sở Ngàn Dê"

Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.

14/01/2015