Gạo Campuchia góc nhìn khác

Nhiều bình luận với “cái đầu nóng” khiến những ai quan tâm tới “hạt ngọc” Việt có cảm giác bất an, dường như gạo Việt có nguy cơ nhanh chóng tụt hậu so với gạo Campuchia, mất ngôi vị nhất- nhì trên thị trường gạo thế giới trong tương lai gần.
Song, giữa “rừng” thông tin xám vẫn có những điểm “sáng” hy vọng.
Mới đây, với một góc nhìn khác, có câu hỏi rất bất ngờ hiện hữu trên một tờ báo mạng: Cơ hội để gạo Việt đặt dấu chấm hết cho gạo Campuchia? Thực tế có đúng vậy không?
Mặc dù Campuchia tự hào về gạo đặc sản của mình, thậm chí giành nhiều giải thưởng quốc tế về chất lượng gạo, nhưng chính quyền Phnom Penh có rất ít động thái hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo.
Chính vị Chủ tịch một công ty xuất khẩu gạo lớn nhất Campuchia và nhiều chuyên gia phải thừa nhận rằng, gạo Campuchia xuất khẩu đang gặp nguy hiểm bởi lợi nhuận cận biên rất nhỏ lại tiềm tàng nhiều rủi ro.
Một chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận xét:
Ngành lúa gạo của Campuchia thiếu một hệ thống sản xuất hoàn thiện, thiếu cơ sở hạ tầng tốt và quy trình quản lý hữu hiệu sau thu hoạch, đặc biệt thiếu sự liên kết giữa nhà tạo giống, người nông dân và các thương nhân để có thể tạo nên một hệ thống sản xuất lúa gạo an toàn, có lợi nhuận tốt nhất.
Bên cạnh đó, gạo xuất khẩu của Campuchia phải chịu chi phí cao, từ giá điện của các cơ sở xay xát..., đến việc phải vận chuyển qua nhiều chặng từ cơ sở xay xát đến cảng Sihanoukville, sau đó đến những cảng lớn hơn ở nước ngoài rồi mới xuất sang EU, rất tốn kém.
Đáng chú ý, mỗi năm, EU nhập khẩu khoảng 300.000 tấn gạo Campuchia.
Tuy nhiên, con số chắc sẽ nhỏ đi khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU thực thi, có khoảng 76.000 tấn gạo Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu vào EU hàng năm.
Đây chính là cơ hội để gạo Việt “soán ngôi” gạo Campuchia tại EU.
Chưa hết, năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu 100.000 tấn gạo Campuchia, nhưng hiện chính quyền Bắc Kinh đang đòi hỏi Campuchia phải giảm giá bán gạo.
Lại một tia hy vọng nữa cho gạo Việt...
Còn rất nhiều thực tế khác khiến gạo Campuchia không hoàn toàn là “người khổng lồ mới lớn” như nhiều người nghĩ.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Đắk Mil đang tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân để kịp theo lịch thời vụ của tỉnh.

Đến xã Thượng Sơn (Vị Xuyên), điều ấn tượng nhất không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên chứa vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc mà thấp thoáng bên cánh rừng, những cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi vẫn gắn bó keo sơn với mảnh đất này, để làm nên thương hiệu chè Shan tuyết Thượng Sơn nổi tiếng...

Tôm Bó Củng, một loại thủy sản đặc trưng của Sông Gâm đã trở thành món ẩm thực đặc sản của người dân Bắc Mê và nhiều du khách. Hàng trăm năm qua, mỏ tôm Bó Củng đã gắn bó và giúp nhiều hộ dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.