Gắn kết nông dân cùng sản xuất, tiêu thụ

Tại buổi tập huấn, các học viên đã được giới thiệu về phương pháp lập kế hoạch sản xuất và tổ chức hoạt động của nhóm hợp tác, hội, chi hội. Trong đó có lập kế hoạch vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra, dự toán kinh phí hoạt động.
Ngoài ra, các học viên còn được nâng cao kỹ năng xây dựng chuỗi giá trị và kết nối thị trường sản phẩm chăn nuôi. Đây được xem là vấn đề quan trọng nhất hiện nay với người chăn nuôi trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, đại diện một số DN chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm còn đề nghị người chăn nuôi nên thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, có như vậy mới giữ được thương hiệu sản phẩm.
Ông Hà Tiến Nghi – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn TP, còn phải nhập từ các địa phương khác. Được sự quan tâm hỗ trợ của ngành nông nghiệp, thời gian quan trên địa bàn TP đã hình thành 5 Hội chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm tại các huyện, thị xã được tổ chức theo liên kết chuỗi giá trị.
Ông Nghi nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập, việc tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi có vai trò rất quan trọng. Đồng thời hoạt động của các tổ chức hội, chi hội chăn nuôi hiệu quả cũng là vấn đề cần quan tâm. Nếu các hộ sản xuất không có sự liên kết với nhau thì hoạt động của các hội, chi hội sẽ không hiệu quả
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.

Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.