Gần 90% Người Trồng Khoai Phải Mua Dây Giống

Báo cáo tại hội thảo khoa học (lần 1) “Chọn lọc giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống tại huyện Bình Tân - Vĩnh Long” của GS.TS Nguyễn Thị Lang- Viện Lúa ĐBSCL- Chủ nhiệm đề tài cho thấy, qua đánh giá hiện trạng sản xuất khoai lang tại một số xã của huyện Bình Tân, có đến 89% nông dân trồng phải đi mua dây (hom) giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau để trồng. Trong đó, trên 95% là giống khoai lang tím Nhật.
Năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý cho Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu chọn lọc 1- 2 giống khoai mới có năng suất và phẩm chất tốt phù hợp sản xuất tại địa phương.
Trong vụ Hè Thu 2012 và vụ Đông Xuân 2012- 2013, Viện Lúa ĐBSCL đã đưa 34 giống khoai lang từ nhiều nơi vào sản xuất tại 5 điểm ở Bình Tân. Sau khi đánh giá năng suất, các thông số về kiểu hình, thành phần dinh dưỡng,… đã chọn được 3 giống khoai chủ lực là OMKL4, OMKL6, khoai tím Nhật Hưng Lộc; 4 giống bổ sung là OMKL18, OMKL2, OMKL5, OMKL13. Các giống khoai này được đánh giá có năng chất, chất lượng và phù hợp thổ nhưỡng.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lang, viện đang triển khai vụ khoai lang thứ 3 để tiếp tục chọn lọc giống phù hợp. Dự kiến, trong tháng 4/2014, đề tài sẽ báo cáo chính thức, sau đó áp dụng rộng rãi.
Có thể bạn quan tâm

So với các tỉnh, thành trong cả nước, Bạc Liêu được xếp vào tỉnh giàu tiềm năng về kinh tế biển. Với bờ biển dài 56km, Bạc Liêu đã và đang hình thành những mô hình nuôi trồng, xuất khẩu đột phá đứng nhất, nhì cả nước. Đồng thời nơi đây cũng đang tập trung nhiều dự án động lực để doanh nghiệp, ngư dân thay nhau làm giàu.

Ngày 21-4, Cục Thú y phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo “Tác nhân và một số giải pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPNS và bệnh vi bào tử trùng EHP trong sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm”. Các cơ sở sản xuất tôm giống ở tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, và một số hộ nuôi tôm thương phẩm dự hội thảo.

Thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn hán gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản (NTTS), người dân cần cẩn trọng khi thả nuôi.

Tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến cá tra phục vụ cho xuất khẩu, nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải quyết nguồn vốn đầu tư vùng nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Dự án đầu tư chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco sản xuất - chế biến – xuất khẩu do công ty TNHH SXTM DV Thuận An (Tafishco) thực hiện đã mang lại kết quả tích cực.

Tháng 9-2014, bà Lê Thị Hồng (thôn Suối Khô, xã Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) và một số người dân trong xã được tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh tổ chức. Sau khóa học, thấy được tính khả thi của loại cây này, bà Hồng đã “bắt tay” trồng nấm tại nhà.