Gần 90% Người Trồng Khoai Phải Mua Dây Giống

Báo cáo tại hội thảo khoa học (lần 1) “Chọn lọc giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống tại huyện Bình Tân - Vĩnh Long” của GS.TS Nguyễn Thị Lang- Viện Lúa ĐBSCL- Chủ nhiệm đề tài cho thấy, qua đánh giá hiện trạng sản xuất khoai lang tại một số xã của huyện Bình Tân, có đến 89% nông dân trồng phải đi mua dây (hom) giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau để trồng. Trong đó, trên 95% là giống khoai lang tím Nhật.
Năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý cho Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu chọn lọc 1- 2 giống khoai mới có năng suất và phẩm chất tốt phù hợp sản xuất tại địa phương.
Trong vụ Hè Thu 2012 và vụ Đông Xuân 2012- 2013, Viện Lúa ĐBSCL đã đưa 34 giống khoai lang từ nhiều nơi vào sản xuất tại 5 điểm ở Bình Tân. Sau khi đánh giá năng suất, các thông số về kiểu hình, thành phần dinh dưỡng,… đã chọn được 3 giống khoai chủ lực là OMKL4, OMKL6, khoai tím Nhật Hưng Lộc; 4 giống bổ sung là OMKL18, OMKL2, OMKL5, OMKL13. Các giống khoai này được đánh giá có năng chất, chất lượng và phù hợp thổ nhưỡng.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lang, viện đang triển khai vụ khoai lang thứ 3 để tiếp tục chọn lọc giống phù hợp. Dự kiến, trong tháng 4/2014, đề tài sẽ báo cáo chính thức, sau đó áp dụng rộng rãi.
Có thể bạn quan tâm

10 năm trước, ông Lê Văn Tường trồng nhãn da bò không đủ tiền cho con ăn học, sau chuyển sang 2,4ha nhãn xuồng thu một tỷ mỗi năm.

Mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 1 tấn rau sạch các loại, chị Đạt đã thu lời hơn một tỷ đồng/năm, trở thành tỷ phú trên đất Long Hà.

ông Trường chuyển sang trồng cả ngàn cây ăn quả, nào là nhãn, xoài, cam, bưởi da xanh, bình quân mỗi năm gia đình ông có lãi nửa tỷ đồng/năm từ cây ăn quả

Từ tay trắng, ông Hồ Văn Kiệt gây dựng được vườn bưởi da xanh 300 gốc, mỗi năm thu một tỷ đồng. Mô hình VietGap trồng bưởi da xanh chất lượng vietgap

Khởi nghiệp từ năm 2009 với mô hình kinh tế VAC, đến nay, anh Nguyễn Văn Luật, xóm Tây Cát, xã Hải Đông (Hải Hậu - Nam Định) đã trở thành tỷ phú