Gần 90% Người Trồng Khoai Phải Mua Dây Giống

Báo cáo tại hội thảo khoa học (lần 1) “Chọn lọc giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống tại huyện Bình Tân - Vĩnh Long” của GS.TS Nguyễn Thị Lang- Viện Lúa ĐBSCL- Chủ nhiệm đề tài cho thấy, qua đánh giá hiện trạng sản xuất khoai lang tại một số xã của huyện Bình Tân, có đến 89% nông dân trồng phải đi mua dây (hom) giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau để trồng. Trong đó, trên 95% là giống khoai lang tím Nhật.
Năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý cho Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu chọn lọc 1- 2 giống khoai mới có năng suất và phẩm chất tốt phù hợp sản xuất tại địa phương.
Trong vụ Hè Thu 2012 và vụ Đông Xuân 2012- 2013, Viện Lúa ĐBSCL đã đưa 34 giống khoai lang từ nhiều nơi vào sản xuất tại 5 điểm ở Bình Tân. Sau khi đánh giá năng suất, các thông số về kiểu hình, thành phần dinh dưỡng,… đã chọn được 3 giống khoai chủ lực là OMKL4, OMKL6, khoai tím Nhật Hưng Lộc; 4 giống bổ sung là OMKL18, OMKL2, OMKL5, OMKL13. Các giống khoai này được đánh giá có năng chất, chất lượng và phù hợp thổ nhưỡng.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lang, viện đang triển khai vụ khoai lang thứ 3 để tiếp tục chọn lọc giống phù hợp. Dự kiến, trong tháng 4/2014, đề tài sẽ báo cáo chính thức, sau đó áp dụng rộng rãi.
Có thể bạn quan tâm

Đó là khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Bình Tân (Vĩnh Long) sau khi tìm hiểu nguyên nhân làm năng suất vụ khoai lang năm 2013 đã giảm từ 10 - 15 tạ/công là do nông dân thường chọn khoai giống không đạt tiêu chuẩn và không xử lý dây giống trước khi trồng.

Sáng ngày 7/5 tại Nông trường Suối Giai thuộc 2 xã Phước Sang, Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, Công ty Cổ phần Đường Bình Dương đã làm lễ động thổ Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với tổng mức đầu tư 215,4 tỷ đồng, trên diện tích 471,86 ha.

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.

Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.