Gần 50% Diện Tích Nhãn Đã Đốn Bỏ Để Trồng Chôm Chôm

Chôm chôm cũng nhiễm chổi rồng
Ông Nguyễn Văn Dũng - cán bộ nông nghiệp xã Bình Hòa Phước (Long Hồ - Vĩnh Long) cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, nông dân trong xã đã đốn 250/504ha nhãn, chiếm gần 50% diện tích để chuyển sang trồng chôm chôm Java và chôm chôm Thái.
Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các ấp Bình Hòa 1, Bình Hòa 2, Phú An 1 và Phú An 2. Theo ông, đây là việc làm hết sức nguy hiểm vì đầu ra trái chôm chôm cũng chưa đảm bảo. Tuy nhiên, để ngăn chặn là rất khó khăn, vì công tác phòng trị chổi rồng trên nhãn thời gian qua không mang lại kết quả tốt, còn chôm chôm luôn có giá cao.
Trong khi đó, theo ông Cao Văn Ri- Chủ nhiệm Hợp tác xã Chôm chôm Bình Hòa Phước, khoảng 2 năm trở lại đây, tình trạng chổi rồng từ nhãn lây lan sang chôm chôm tại địa phương diễn ra tốc độ nhanh. Hiện tỷ lệ nhiễm bệnh từ 15- 20%, biểu hiện khá giống với cây nhãn nhưng thiệt hại nặng hơn cây nhãn rất nhiều.
Nhiều nông dân đã sử dụng thuốc và kỹ thuật phòng trị chổi rồng trên nhãn để áp dụng nhưng không mang lại kết quả. Ông Cao Văn Ri lý giải: “Nhiều nông dân cho rằng dịch bệnh chổi rồng trên chôm chôm vẫn trong tầm kiểm soát nên đánh liều đốn nhãn để trồng chôm chôm”.
UBND xã Bình Hòa Phước cũng đã cử cán bộ thống kê lại diện tích báo cáo ngành chức năng để có biện pháp quản lý cũng như phòng trị dịch bệnh kịp thời, không để lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Đoàn doanh nghiệp TP HCM đã tổ chức chuyến khảo sát thị trường Nga để tìm đường xuất khẩu hàng sang thị trường tiềm năng này

Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.

Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.

Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.

Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.