Gần 40% Thức Ăn Chăn Nuôi Nhập Khẩu Từ Trung Quốc

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam chi hơn 1,45 triệu USD cho nhập khẩu 1.656 con lợn giống, tăng 1,7 lần về giá trị và 1,9 lần về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 7 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 944.965 con giống gia cầm với tổng trị giá hơn 3,67 triệu USD.
Không chỉ nhập khẩu giống chăn nuôi, nước ta cũng đang phải chi hàng tỷ USD mỗi năm cho việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN). 6 tháng đầu năm, tổng lượng các loại nguyên liệu TACN nhập khẩu là 5,9 triệu tấn với tổng giá trị 2,42 tỷ USD, tăng 55% về khối lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đáng chú ý, tỷ trọng các loại nguyên liệu TACN nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm 38%, tăng so với tỷ lệ 35% cùng kỳ năm 2013.
Theo ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu TACN vì hiện nay nhu cầu thức ăn hỗn hợp gia tăng, trong đó 2 thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn là ngô và các sản phẩm đỗ tương. Hiện nay, mỗi năm,
Việt Nam sản xuất được hơn 1 triệu tấn ngô, trong khi đó nhu cầu cần 4 - 5 triệu tấn/năm, do vậy buộc phải nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Bộ NN&PTNT đang chuyển đổi một số diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng ngô để gia tăng nguồn cung trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, dù Viện chưa có kết luận về hiệu quả và có nên nhân rộng hay không nhưng vườn bưởi trồng thực nghiệm cây trái sum suê, xanh tốt, có chất lượng, được thương lái thu mua đánh giá khá cao. Người dân trong vùng cũng bắt đầu trồng bưởi da xanh xen trong vườn dừa.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Ngọc Động (Quảng Uyên) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát huy hiệu quả nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh địa phương, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế, năng suất, sản lượng cao vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung cải tạo sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, cơ bản đủ năng lực phòng, chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất của nông dân. Xây dựng nhiều trạm bơm đảm bảo tưới tiêu chủ động.

Ngành nông nghiệp đang mất dần sự bảo hộ và hướng đến cạnh tranh trên sân chơi bình đẳng. Từ doanh nghiệp (DN) đến nông dân đang phải nghĩ đến việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Tại ấp Tân Nghĩa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra từ bột lên cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao.