Gần 40% Thức Ăn Chăn Nuôi Nhập Khẩu Từ Trung Quốc

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam chi hơn 1,45 triệu USD cho nhập khẩu 1.656 con lợn giống, tăng 1,7 lần về giá trị và 1,9 lần về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 7 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 944.965 con giống gia cầm với tổng trị giá hơn 3,67 triệu USD.
Không chỉ nhập khẩu giống chăn nuôi, nước ta cũng đang phải chi hàng tỷ USD mỗi năm cho việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN). 6 tháng đầu năm, tổng lượng các loại nguyên liệu TACN nhập khẩu là 5,9 triệu tấn với tổng giá trị 2,42 tỷ USD, tăng 55% về khối lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đáng chú ý, tỷ trọng các loại nguyên liệu TACN nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm 38%, tăng so với tỷ lệ 35% cùng kỳ năm 2013.
Theo ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu TACN vì hiện nay nhu cầu thức ăn hỗn hợp gia tăng, trong đó 2 thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn là ngô và các sản phẩm đỗ tương. Hiện nay, mỗi năm,
Việt Nam sản xuất được hơn 1 triệu tấn ngô, trong khi đó nhu cầu cần 4 - 5 triệu tấn/năm, do vậy buộc phải nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Bộ NN&PTNT đang chuyển đổi một số diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng ngô để gia tăng nguồn cung trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Chuỗi liên kết triển khai có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với Hợp tác xã Tân Phú A1 và mối liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp nên việc cung ứng giống lúa, vật tư nông nghiệp triển khai tốt. Dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao hơn ngoài vùng dự án, và thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

Ngày 23-4, tại TP.Bà Rịa, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồ tiêu BR-VT” nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm này.

Thời điểm này, người trồng ớt tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch giữa vụ. Mặc dù nắng hạn làm mất mùa khoảng 30%, song bà con địa phương rất phấn khởi vì ớt có giá khá cao.

Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) từng chịu thiệt hại nặng khi lũ lớn. Sau khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ an toàn và sản xuất 3 vụ mỗi năm, nơi đây trở thành vùng sản xuất trọng điểm lúa, hoa màu và đi đầu về cơ giới hóa nông nghiệp.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó cam đường canh là loại cây triển vọng của địa phương.