Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.
Ở vùng đất này, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới. Đa phần các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển Trà Vinh không nắm vững quy trình, kỹ thuật nuôi… Nguồn tôm giống phụ thuộc ngoài tỉnh nên chất lượng con giống rất khó quản lý. Do vụ tôm sú năm 2012 phần lớn hộ dân bị thiệt hại nên nhiều hộ nuôi đã chuyển một phần diện tích nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Chỉ tính riêng huyện Cầu Ngang, trong số 4.980 ha nuôi tôm sú trước đây, có hơn 2.000 ha có kế hoạch chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, tập trung ở khu vực vùng mặn thuộc các xã: Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây và một phần ở các xã: Thạnh Hòa Sơn, Long Sơn, Thuận Hòa và Mỹ Hòa.
Đa dạng hoá đối tượng nuôi ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh là một chủ trương đúng. Tuy vậy, việc mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cần thận trọng bởi cơ sở hạ tầng, trình độ người nuôi còn nhiều hạn chế, trong khi đó loài thuỷ sản này có nhiều yếu điểm kể cả trong quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm xây dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận, Đề án dán tem có chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên quả thanh long khi đưa ra thị trường được tiến hành. Đơn vị thực hiện đề án là Hiệp hội thanh long Bình Thuận, thời gian thực hiện là 2 năm (từ 5/2013 – 5/2015), tổng kinh phí là 2.076 triệu đồng, trong đó nhà nước cấp một nữa, còn lại do Hiệp hội và các doanh nghiệp đóng góp.

Hiện tại, HTX Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh chỉ tiêu thụ từ 1.000 - 1.500kg cung cấp cho các chợ đầu mối lân cận; còn những hợp đồng lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì không đủ số lượng theo hợp đồng. Theo các nhà vườn nơi đây, gần đến Tết Nguyên đán, giá chanh không hạt sẽ tăng trở lại và sản lượng sẽ tăng lên, bởi nhà vườn đang chăm sóc xử lý cho trái nghịch vụ.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận tiếp tục tăng mạnh. Năm 2014, thanh long tiếp tục trồng mới thêm 3.381 ha, đưa diện tích thanh long trên toàn tỉnh lên 24.000 ha, sản lượng ước đạt 500.000 tấn.

Sầu riêng là một trong những cây ăn trái chủ lực của cả nước và vùng Nam bộ. Những năm qua, tình trạng được mùa, rớt giá thường xuyên xảy ra, nhất là vào mùa thuận do đụng với nhiều loại trái cây khác. Vì thế, rải vụ được xem là giải pháp hiệu quả đang được ngành Nông nghiệp quan tâm triển khai.

Từ nhiều năm nay, xử lý thanh long cho ra quả vụ nghịch được coi là giải pháp hữu hiệu mang lại nguồn thu chính của nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bởi, thông thường giá bán nghịch vụ lúc nào cũng cao hơn chính vụ. Thế nhưng, vào thời điểm này, thanh long đang thu hoạch rộ thì giá bán trên thị trường sụt giảm mạnh, thấp hơn lúc chính vụ.