Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Thanh Long Giảm Mạnh, Xuống Mức Hơn 6.000 Đồng/kg

Giá Thanh Long Giảm Mạnh, Xuống Mức Hơn 6.000 Đồng/kg
Ngày đăng: 29/12/2014

Hiện, thương lái thu mua loại sạt vườn dao động chỉ còn 6.500 đến 10.000 đồng/kg tùy loại.

Vụ nghịch được coi là nguồn thu chính của nông dân trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Thế nhưng, đang vào thời điểm nông dân thu hoạch vụ nghịch với sản lượng dồi dào thì giá bán đột ngột giảm mạnh trong thời gian dài và thấp hơn cả lúc chính vụ. Câu chuyện “được mùa – mất giá” là muôn thuở, nhưng liệu có hay không tình trạng cung đã vượt cầu dẫn đến thanh long bị mất giá?
Từ nhiều năm nay, xử lý thanh long cho ra quả vụ nghịch được coi là giải pháp hữu hiệu mang lại nguồn thu chính của nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bởi, thông thường giá bán nghịch vụ lúc nào cũng cao hơn chính vụ. Thế nhưng, vào thời điểm này, thanh long đang thu hoạch rộ thì giá bán trên thị trường sụt giảm mạnh, thấp hơn lúc chính vụ.
Hiện, thương lái thu mua loại sạt vườn dao động chỉ còn 6.500 đến 10.000 đồng/kg tùy loại. Trong khi đó, theo tính toán của nhà vườn thì vụ nghịch phải từ 12.000 đồng/kg mới hòa vốn. Như vậy, với mức giá trên nông dân cầm chắc lỗ. Câu hỏi được đặt ra, giá thấp là do đâu?
Ông Nguyễn Đình Sơn (thôn Minh Thành, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam) cho biết: “Nếu hàng mùa thì còn hy vọng với giá 8.000đ/kg, nhưng hàng thanh long thắp điện giá hạ như hiện nay thì sẽ bị thua lỗ cho nguồn vốn đầu tư”.
Dẫu biết rằng thương lái thu mua với mức giá thấp sẽ không có lãi, nhưng hầu hết các nhà vườn đành phải bấm bụng bán lỗ. Bởi lẽ, loại trái cây này không để được lâu trong vườn do dễ xuống màu và nấm nứt.
Câu chuyện nông dân làm ra sản phẩm, còn giá cả là do thị trường hay nói đúng hơn là đối tác khách hàng quyết định. Hiện nay, một số vùng trọng điểm trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, thương lái từ nước ngoài đến lưu trú để tìm hiểu thị trường cũng như đưa ra giá cả thu mua sản phẩm. Do họ nắm đằng cán, “lứa nào nhiều, lứa nào ít” và mua hay không mua sản phẩm hoặc giá cả thu mua như thế nào là do họ quyết định
Bà Trần Thị Lan – thương lái thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Không biết giá làm sao nhưng ngoài vựa bán ế. Nếu giá hạ thì ngoài vựa không bao giá. Báo giá hôm nay thì sáng mai phải cắt. Báo giá 2 - 3 ngày ngoài vựa không chịu, mình phải đồng ý theo”.
Bình Thuận hiện có trên 24.000 ha thanh long, trong đó hơn 15.000 ha nông dân xử lý chong đèn cho ra quả nghịch vụ. Sở dĩ, diện tích thanh long tăng nhanh ồ ạt như thời gian qua là do giá cả ở mức khá cao, không ít hộ đầu tư công sức, tiền của vào cây trồng này. Thế nhưng, cái khó hiện nay là đầu ra của quả thanh long vào thị trường khó tính còn rất hạn chế, chủ yếu vẫn là xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khi đó, đây là thị trường “đỏng đảnh”, không ít nông dân trong nước đã bị mắc lừa về sự cố con banh lông, khoai lang, dứa, sừng trâu... thiệt hại nặng nề.
Ông Võ Huy Hoàng – Giám đốc Công ty rau quả Bình Thuận cho biết: “Toàn bộ thanh long được tiêu thụ đều qua thị trường Trung Quốc. Nếu giá thị trường Trung Quốc hạ thì ở thị trường Bình Thuận cũng bị ảnh hưởng”.
Hiện, tỉnh Bình Thuận đã có chủ trương không khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng thanh long, tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện theo khuyến cáo đó. Một khi “cung đã vượt cầu” dẫn đến giá thấp, nông dân thiệt hại là chuyện dễ hiểu.


Có thể bạn quan tâm

Tín Dụng Đầu Tư Cây Cà Phê Nhiều Nông Dân Đắk Mil Được Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Đầu Tư Cây Cà Phê Nhiều Nông Dân Đắk Mil Được Tiếp Cận Vốn

Mới đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn Đắk Mil đã được tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ đầu tư cây cà phê do Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Đắk Mil triển khai. Với lãi suất ưu đãi, thủ tục giải quyết nhanh, gọn, hầu hết khách hàng được vay vốn đều khá hài lòng với gói tín dụng này.

04/08/2014
Kinh Nghiệm Luân Canh Rau Màu Của Nông Dân Hải Dương Kinh Nghiệm Luân Canh Rau Màu Của Nông Dân Hải Dương

Những năm qua, tại tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển nhiều vùng rau màu chuyên canh, điển hình như vùng rau Đồng Gia, Tam Kì huyện Kim Thành, trên 10 vùng rau tại huyện Gia Lộc, Vùng rau Phạm Kha huyện Thanh Miện, vùng rau Nhân Huệ thị xã Chí Linh...

21/07/2014
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Heo Nái Chưa Thực Sự Hợp Lý Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Heo Nái Chưa Thực Sự Hợp Lý

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

04/08/2014
Phát Huy Sức Mạnh Kinh Tế Tập Thể Trong Khai Thác Sản Phẩm Thế Mạnh Phát Huy Sức Mạnh Kinh Tế Tập Thể Trong Khai Thác Sản Phẩm Thế Mạnh

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.

04/08/2014
Bệnh Khô Vằn Gây Hại Hơn 263ha Lúa Hè Thu Bệnh Khô Vằn Gây Hại Hơn 263ha Lúa Hè Thu

Theo ngành nông nghiệp, hiện nay gần 42.800ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên, những ngày gần đây bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại hầu hết địa phương của Quảng Nam.

21/07/2014