Gần 20.000 Ha Đất Sản Xuất Lúa Tại Cà Mau Bị Nhiễm Mặn

Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau có gần 20.000ha đất quy hoạch sản xuất lúa đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khiến vùng ven biển, ven sông đều nhiệm mặn.
Điều đáng quan tâm là ở huyện Thới Bình và U Minh có gần 200ha đất quy hoạch sản xuất lúa vụ 2 đã bị bà con nông dân tự phát đưa nước mặn vào để nuôi tôm. Điều này khiến lúa vụ 2 bị hỏng gần hết.
Để khắc phục tình trạng trên, các địa phương ở Cà Mau đã tiến hành đắp đập, bao bờ chống xâm mặn. Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền về tác hại của xâm mặn đối với vùng mà bà con tự phát đưa nước mặn vào để nuôi tôm.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 290.000ha đất nuôi tôm. Chủ trương của tỉnh là không mở rộng thêm diện tích đất nuôi tôm mà sẽ có sự điều chỉnh. Những tiểu vùng trước đây quy hoạch nuôi tôm nhưng không hiệu quả sẽ điều chỉnh trở lại sản xuất lúa hoặc một vụ lúa một vụ tôm.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, Agribank Quảng Ngãi đã tiến hành thẩm định dự án vay vốn đóng mới tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá của Cty CP Thủy sản Lý Sơn. Đây là dự án đóng mới tàu vỏ thép đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện theo Nghị định 67 của Chính phủ về cho vay phát triển thủy sản.

Trong khuôn khổ Hội chợ nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2014 tại Cần Thơ, Cty Kỹ thuật công nghệ DKSH phối hợp với Cty TNHH MTV Hậu Hiển Phát giới thiệu các dòng máy kéo New Holland, như máy cày TT45/4WD, TT55/4WD, TT75/4WD, máy cuốn rơm Star, máy xới Maschio, máy tách màu Deasung... phù hợp cho đồng ruộng VN.

Tây Nguyên được đánh giá là vùng trọng điểm về cà phê của cả nước. Hằng năm vào mùa thu hoạch, các hộ nông dân thường xay xát bán ngay cà phê nhân xô để trả nợ vay ngân hàng và trả nợ cho các đại lý vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu mua thiếu từ đầu niên vụ, đồng thời giải quyết các nhu cầu sinh hoạt khác cho gia đình. Tranh thủ thời cơ này nhiều người dân bỏ tiền ra mua cà phê về cất trữ, chờ giá lên cao bán kiếm lời.

Ở xã Đồng Nai Thượng của huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) có rất ít hộ người Kinh sinh sống (dân ở đây chiếm đa số là người Mạ và người Stiêng). Một trong số ít đó là gia đình anh Đào Văn Đắc (sinh năm 1976) ở thôn Bù Gia Rá. Vì không có số điện thoại nên chúng tôi phải mất hai ngày mới tìm gặp được anh.

UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, hiện trên địa bàn TP có 219 doanh nghiệp và cơ sở chế biến, kinh doanh trà; gồm 58 doanh nghiệp và 161 cơ sở cá thể.