Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu Lên Nhờ Nuôi Ếch Thái Lan

Giàu Lên Nhờ Nuôi Ếch Thái Lan
Ngày đăng: 15/04/2011

Với số vốn ban đầu 5 triệu đồng, anh Bùi Thanh Dương, 34 tuổi, ở thôn 12, xã Khuê Ngọc Điền (Krông Bông - Đắk Lắk) đã làm giàu nhờ kiên trì theo đuổi mô hình nuôi ếch Thái Lan.

Bản thân là một giáo viên trẻ năng động, say mê với nghề, nhưng anh Bùi Thanh Dương còn rất nhạy bén trong phát triển kinh tế gia đình. Hàng ngày, ngoài công việc ở trường, về nhà anh thường cùng vợ con chăm sóc 2 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) lúa nước, song đời sống của gia đình vẫn khó khăn. Năm 2006, sau khi tình cờ xem ti vi thấy giới thiệu về mô hình nuôi ếch Thái Lan cho hiệu quả kinh tế cao, anh Dương liền mày mò tìm hiểu, khảo sát kỹ điều kiện tự nhiên ở địa phương, sau đó liên hệ tìm nguồn giống về nuôi.
Anh Dương cho biết: “Đây là loại vật nuôi hoàn toàn mới ở địa phương, tôi là người đầu tiên mạnh dạn nuôi nên cũng gặp không ít khó khăn. Ban đầu tôi chỉ mua về 500 con ếch giống để nuôi thương phẩm, tổng vốn đầu tư ban đầu là 5 triệu đồng, gồm cả việc xây bể, làm lưới chắn. “Nuôi ếch chỉ cần cho chúng ăn đều đặn, nuôi thả đồng lứa và thay đổi nước thường xuyên là có thể bảo đảm ếch không bị dịch bệnh, phát triển nhanh. Tuy nhiên, ếch nuôi phải được che bằng các tấm lưới mỏng, giữ đủ nhiệt độ, ánh sáng vừa phải. Khi ếch còn nhỏ, người nuôi có thể sử dụng thức ăn có sẵn như cám, bột ngô, gạo nghiền; khi ếch lớn, thức ăn chính của chúng là bột viên tổng hợp”. Vừa nuôi, vừa đọc thêm sách báo và tự rút kinh nghiệm, cuối cùng tôi cũng thành công.
Nuôi ếch Thái Lan không tốn nhiều công chăm sóc nên anh Dương vẫn có thời gian dành cho công việc giảng dạy. Với những thuận lợi ban đầu, anh từng bước mở rộng quy mô chăn nuôi và đến nay đã có 3 bể nuôi (mỗi bể rộng 80m2), lúc nào cũng có trên 1.500 con ếch thương phẩm, chưa kể 10 cặp ếch bố mẹ đang sinh sản khá tốt.
Anh Dương cho biết: Cũng theo anh Dương, với tổng diện tích gần 300m2, mỗi năm nuôi 3 lứa, mật độ nuôi từ 60 - 80 con/m2, ếch Thái Lan đạt trọng lượng trung bình khoảng 300g/con, trừ chi phí/gia đình thu lời 70 - 80 triệu đồng.
Tiếng lành đồn xa, sự thành công của anh Dương đã được nhiều nông dân khắp nơi tìm đến học hỏi kinh nghiệm và mua con giống. Anh không hề giấu giếm bí quyết nuôi ếch của mình, thậm chí còn hướng dẫn bà con những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc. Hiện, anh Dương đã cung cấp giống không lấy tiền trước cho hơn 100 hộ dân trong xã để bà con phát triển mô hình, nhờ thế mà nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.
Anh Nguyễn Văn Hưng, hàng xóm của anh Dương bộc bạch: “Trước kia tôi cứ quanh quẩn với vài sào ruộng, vất vả nhiều mà chẳng khá lên được. Từ năm 2010, được anh Dương bán trả chậm con giống và hướng dẫn nuôi ếch Thái Lan, cuộc sống của gia đình tôi đã khá lên hẳn”.
Anh Dương tâm sự: “Tôi rất mong bà con trong và ngoài xã vận dụng tốt mô hình này để cải thiện cuộc sống gia đình. Bên cạnh việc cung cấp ếch giống, tôi còn nhận thu mua ếch thương phẩm. Hiện, nhu cầu ếch thương phẩm trên thị trường rất lớn nên người nuôi sẽ không phải lo đầu ra”


Có thể bạn quan tâm

Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Cá Diêu Hồng Trong Lồng Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Cá Diêu Hồng Trong Lồng

Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.

13/10/2014
Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Giúp Nông Dân Thoát Khỏi Lối Mòn Sản Xuất Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Giúp Nông Dân Thoát Khỏi Lối Mòn Sản Xuất

Xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn (Cà Mau) có 2.730 ha nuôi tôm. Năng suất bình quân trên tôm nuôi những năm gần đây không ngừng tăng lên. Có được kết quả đó là nhờ người dân tăng cường chuyển đổi diện tích đất nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm nước tĩnh và nuôi tôm công nghiệp.

13/10/2014
Nông Dân ''Chết'' Dần Vì Tôm, Cá Tra! Nông Dân ''Chết'' Dần Vì Tôm, Cá Tra!

Trước áp lực siết nợ từ ngân hàng, đã có không ít hộ nông dân nuôi tôm, cá tra ở ĐBSCL quyết định chuyển sang nuôi gia công, thậm chí bán một phần tư liệu sản xuất để giải quyết nợ. Trong khi đó, chính sách khoanh nợ cho đối tượng này, có hiệu lực vào đầu tháng 11-2014, liệu có rơi vào “vết xe đổ” của những chính sách tương tự?

13/10/2014
Tập Huấn ''Quản Lý Đàn Cá Bố Mẹ Và Chọn Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản'' Tập Huấn ''Quản Lý Đàn Cá Bố Mẹ Và Chọn Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản''

Sáng 10/10, tại Trường Đại học Nha Trang khai mạc lớp tập huấn quốc tế về “Quản lý đàn cá bố mẹ và chọn giống trong nuôi trồng thủy sản”. Tham gia lớp Tập huấn có 32 học viên là các chuyên gia và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thủy sản đến từ các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

13/10/2014
Nông Dân Ngã Năm Làm Giàu Nhờ Sông Nước Nông Dân Ngã Năm Làm Giàu Nhờ Sông Nước

Từ đầu mùa mưa, phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã tuyên truyền bà con tích cực triển khai các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, theo đó từ giữa tháng 9 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng tương đối nhanh gần 2.500 ha, riêng nuôi cá trong vèo chiếm trên 3.000 m2 diện tích mặt nước, tăng hơn gần 800 m2 so với tháng trước.

13/10/2014