Gần 16 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ cho các xã khó khăn theo Chương trình 135
Từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện Đông Giang đã thực hiện nhiều hỗ trợ cho phát triển sản xuất cho đồng bào vùng cao
Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2015, huyện Đông Giang được phân bổ kinh phí gần 16 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình dự án 135 để đầu tư hỗ trợ 9 xã đặc biệt khó khăn và 11 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II của Chính phủ.
Trong đó, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện năm 2015 là 11,1 tỷ đồng.
Đến nay, vốn đã giải ngân hơn 10,5 tỷ đồng, đạt 94,86% kế hoạch vốn giao.
Từ các nguồn vốn trên, huyện Đông Giang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng 7 công trình đường giao thông nông thôn; 2 cầu dân sinh; 5 trường học; 2 nhà văn hóa xã và 1 nhà sinh hoạt cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, địa phương cũng đã chi hơn 4,5 tỷ đồng thực hiện duy tu bảo dưỡng các công trình trọng yếu phục vụ phát triển sản xuất, giao thông nông thôn và hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân vùng cao, chủ yếu là hỗ trợ cây giống, con vật nuôi, men vi sinh phục vụ phát triển sản xuất, tập huấn về kỹ thuật chăm sóc con vật nuôi và kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây trồng cho gần 1.000 lượt người tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần phát triển công nghệ sinh học Dona - Techno (TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công mô hình sản xuất trái sầu riêng sạch để đưa vào thị trường Mỹ - thị trường rất khó tính với nông sản nhập khẩu. Dona - Techno cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh mạnh dạn đầu tư thiết kế vùng nguyên liệu sầu riêng lên đến 6 ngàn hécta tại 4 tỉnh: Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Gắn bó với Dona - Techno từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc công ty, cho biết với áp lực hội nhập ngày một sâu rộng, không thể làm nông nghiệp theo kiểu tư duy “mạnh ai nấy làm”.

Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phát triển được hơn 20 hécta dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Ông sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo khó, thừa cát trắng, thiếu cơm ăn. Nhưng giờ đây, sau bao năm vật lộn với miền gió bụi, cát bay, ông đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá lồng.

Trước thực trạng khai thác điện sinh hoạt để nuôi tôm thẻ chân trắng, gây hư hỏng nhiều công trình điện hạ thế và các thiết bị điện sinh hoạt của hộ dân, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc họp với lãnh đạo Sở NN&PTNT, Điện Lực Sóc Trăng, lãnh đạo các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung và Tx Vĩnh Châu thống nhất quan điểm chỉ đạo: “Nơi nào không có lưới điện 3 pha thì không nên nuôi tôm thẻ chân trắng”.

Theo quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11, mục tiêu cụ thể của đề án là duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành thủy sản, đồng thời nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.