Gần 10 Ha Tiêu Bị Chết Ở Xã Ea Nuôl

Thời gian gần đây, tại xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Dak Lak) đã xảy ra tình trạng tiêu chết hàng loạt khiến bà con trồng tiêu lo lắng.
Theo thống kê của UBND xã Ea Nuôl, tính đến thời điểm này, xã có hơn 10.120 trụ tiêu bị chết, tương đương với diện tích gần 10 ha; tập trung nhiều nhất ở các thôn Tân Thanh với hơn 4.500 trụ, thôn Ea M’thar 3 gần 2.470 trụ, thôn Ea M’thar hơn 1.500 trụ. Thời điểm tiêu trên địa bàn xã chết nhiều là kể từ đợt mưa, lũ tháng 9-2013. Sau khi phát hiện tiêu chết hàng loạt, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã đã tìm mua các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học về phun cho cây, bón gốc nhưng không hiệu quả, tiêu vẫn tiếp tục chết.
Trước tình trạng này, UBND xã Ea Nuôl đã khuyến cáo bà con nông dân khi thấy tiêu bị nhiễm bệnh chết thì báo cáo ngay cho cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn cách chăm sóc, phòng chống dịch, chứ không nên tự ý đi mua thuốc và tổ chức phun các loại thuốc, chế phẩm chưa được kiểm định, vừa mất tiền mà bệnh càng nặng hơn; bà con cần vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, thông thoáng, bón phân cân đối để cây sinh trưởng, phát triển tốt; có biện pháp tiêu thoát nước tốt để tránh lây lan mầm bệnh; đối với diện tích tiêu đã bị chết nên thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không nên tiếp tục trồng cây tiêu vào diện tích đó.
Được biết, xã Ea Nuôl hiện có 120 ha hồ tiêu, trong đó, có 50 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Cùng với cà phê, tiêu là cây cho thu nhập chính của bà con nơi đây nên việc tiêu bị chết hàng loạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con.
Có thể bạn quan tâm

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực tái đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm cung ứng cho thị trường cuối năm. Ðiều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang hồi phục.