GAA Triển Khai Chương Trình Hỗ Trợ Nuôi Trồng Thủy Sản Có Trách Nhiệm

Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố việc triển khai chương trình iBAP, một chương trình được xây dựng để giúp những người nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận Thực hành nuôi trồng thủy sản tối ưu (BAP).
Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.
Theo GAA, chữ “I” trong chương trình là viết tắt cho từ “improver” (cải tiến). Mục đích của iBAP là khuyến khích các cơ sở đủ điều kiện đạt chứng nhận BAP tham gia vào chương trình và hỗ trợ trong việc áp dụng chứng nhận BAP.
“iBAP sẽ khuyến khích việc cải tiến bằng cách mở các cơ hội kinh doanh mới" Iain Shone, giám đốc phát triển tại GAA cho biết “Thông điệp là rất có ý nghĩa: Tham gia chương trình iBAP để sản phẩm của bạn có thể tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn và hỗ trợ sự phát triển của nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm.”
Mặc dù iBAP chủ yếu tập trung vào các trại nuôi, nhưng chương trình vẫn mở cửa đối với các phần khác của chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản, trong đó có trại sản xuất giống. Các cơ sở có thể nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đại diện như một nhà chế biến hoặc một khách hàng.
Có thể bạn quan tâm

Với nguồn thức ăn sẵn có, đầu ra sản phẩm có giá cả ổn định và khá cao, nghề nuôi dê tại ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đang phát triển thuận lợi.

Loại gạo Việt Nam trúng thầu là 15% tấm, giao hàng tập trung từ tháng 5 đến tháng 8/2014. Giá trúng thầu từ 436-441,25 USD/tấn. Đây là một tin vui đối với các doanh nghiệp và nông dân vì với hợp đồng này, giá lúa trong nước có thể sẽ được nâng lên trong thời gian tới.

Khuyến cáo của ngành nông nghiệp là khi sản xuất vụ Hè Thu cần xuống giống lúa cho năng suất, chất lượng cao để hạn chế rủi ro.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay thế cây lúa và các loại cây trồng không hiệu quả đã được triển khai trong những năm gần đây. Nhiều địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những mô hình chuyển dịch thành công, tăng thu nhập cho người nông dân ở những vùng không thuận tiện để sản xuất.

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, nên xã cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) không những thích hợp phát triển trồng cây ăn trái mà những loại hoa màu ngắn ngày như cây ớt cũng phát triển rất tốt.