Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

GAA Cần Tăng Đầu Tư Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Cầu Để Sản Xuất Tăng Gấp Đôi Vào Năm 2050

GAA Cần Tăng Đầu Tư Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Cầu Để Sản Xuất Tăng Gấp Đôi Vào Năm 2050
Ngày đăng: 13/09/2014

Theo đại diện Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiếu đầu tư tài chính vẫn còn là thách thức lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Theo Darryl Jory, biên tập viên tạp chí Global Aquaculture Advocade của GAA, đến năm 2050, ngành nuôi trồng thủy sản sẽ cần phải sản xuất 130 triệu tấn thủy sản (so với 67 triệu tấn vào năm 2012), để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của toàn bộ dân số toàn cầu và tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh ở châu Á.

Ngành nuôi trồng chưa phát triển đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu đó. Sản lượng một số loài thủy sản trong năm nay dự kiến ​​sẽ tăng 2%, thấp hơn nhiều so với mức cần thiết 7% để đáp ứng nhu cầu của thế giới trong những thập kỷ tới. Chúng ta cần tăng hơn thế nếu muốn đáp ứng đủ nhu cầu.

Những thách thức phải đối mặt bao gồm quản lý dịch bệnh, thiếu hiệu quả trong sản xuất, vấn đề môi trường, giá cả bấp bênh và thiếu đầu tư.

Đây vẫn là một ngành tiềm năng vì tiêu thụ toàn cầu tăng, tuy nhiên khu vực tư nhân và các nhà đầu tư chuyên nghiệp "chưa tham gia tích cực" để giữ mức tăng trưởng.

Ngoài việc tiếp tục tăng sản xuất các loài cá rô phi, tôm, cá tra và cá hồi, cũng cần thiết phải phát triển nuôi trồng các loài mới để giúp đáp ứng nhu cầu. Cần cải tiến trong công nghệ sản xuất, để nguồn thức ăn cân bằng hơn và hiệu quả hơn, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Để tôm không chết sớm và đạt đủ sản lượng, cần phải điều phối chặt chẽ với quốc tế.

Sản lượng tôm của Thái Lan giảm do hội chứng chết sớm (EMS). Trong khi đó, hội chứng này không xuất hiện tại Ấn Độ và Indonesia. Chính điều này đã góp phần vào tăng trưởng ngoạn mục của sản lượng tôm của Ấn Độ và Indonesia.

Mexico được hy vọng có thể giải quyết vấn đề EMS một cách nhanh chóng, nhưng chưa biết được liệu EMS có lan rộng ra ngoài biên giới quốc gia của khu vực Mỹ Latin hay không.

Xét về tốc độ tăng trưởng theo khu vực địa lý, các DN nuôi trồng thủy sản nên phát triển vùng nuôi nội địa hoặc khai thác biển. Hệ thống tuần hoàn và kênh mương có thể giúp nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản. Cần phải cơ giới hóa để có hiệu quả hơn.

Có những mặt hàng mới nổi trong ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu, điển hình là các dự án cá rô phi và tôm ở Ghana. Tại Ghana, chính phủ muốn tạo ra 200 trang trại mới. Điều đó sẽ giúp đáp ứng thâm hụt triệu tấn cá. Châu Phi cần nhiều cá hơn nữa.


Có thể bạn quan tâm

“Hiểu” Ong Để Nuôi Tốt, Lãi Cao “Hiểu” Ong Để Nuôi Tốt, Lãi Cao

Năm 1982, ông Thục từ chiến trường miền Nam trở về quê hương với thương tật ¼. Về quê, ông cùng với vợ con chăm chỉ làm ăn nhưng đói nghèo cứ bủa vây lấy gia đình ông. Năm 1988, ông “bén duyên” với nghề nuôi ong. Lúc đầu, ông nuôi thử 5 đàn ong.

11/09/2014
Từ Tham Vọng Bò Siêu Thịt Của Tư Đắc Đến Rượu Vang Ba Mọi Từ Tham Vọng Bò Siêu Thịt Của Tư Đắc Đến Rượu Vang Ba Mọi

Nhìn ông Tư Đắc khó ai biết được ông đã ở vào cái tuổi 70. Những bước chân thoăn thoắt bám theo đàn bò trên vùng đất gập gềnh sỏi đá của ông khiến chúng tôi đeo theo muốn bở hơi tai. 20 năm trước, ông Tư Đắc cùng hai người bạn từ phố thị Phan Rang rủ nhau lên đây thuê 120ha đất khai hoang.

11/09/2014
Ông Trùm Tỷ Phú Miền Tây Sở Hữu Hàng Vạn Con... Cá Sấu Ông Trùm Tỷ Phú Miền Tây Sở Hữu Hàng Vạn Con... Cá Sấu

Nhờ nuôi cá sấu, người nông dân tròm trèm 60 tuổi với nước da ngăm đen, giọng nói điềm đạm từng rướn mình chở khách trên khúc sông trước nhà, nay đã trở thành doanh nhân tỷ phú, đối tác mãi tận trời Tây .

11/09/2014
Ăn Cơm Nắm, Thành... Tỷ Phú Trên Vùng Đất Đồi Quảng Ngãi Ăn Cơm Nắm, Thành... Tỷ Phú Trên Vùng Đất Đồi Quảng Ngãi

48 tuổi đời, hơn 30 năm kinh nghiệm làm nông, anh Từ Đình Vang (thôn Cù Và, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã có được cơ ngơi bạc tỷ.

11/09/2014
Một Công Ty Hà Lan Lập Trại Giống Rau Ở Đà Lạt Một Công Ty Hà Lan Lập Trại Giống Rau Ở Đà Lạt

Theo đó, Công ty Rijk Zwaan sẽ phối hợp với các hộ nông dân Đà Lạt hình thành một cơ sở trồng và nghiên cứu các loại giống rau Đà Lạt và giống ngoại nhập (khoảng 3 - 5ha), đồng thời sẽ lập một trang trại chuyên sản xuất hạt giống, đặc biệt là hạt giống rau, để cung cấp cho Việt Nam và xuất khẩu (khoảng 15 - 20ha).

11/09/2014