Chuột đồng miền Tây mùa nước nổi mập ú, ngon thịt

Chuột đồng sinh sống quanh năm nơi ruộng rẫy, chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn, sinh sôi và phát triển.
Đặc biệt đàn chuột đông đúc lên vào mùa lúa chín cuối năm. Lúc đó chuột béo ú, lông bóng mượt, thịt rất thơm ngon vì chúng có nhiều thức ăn là lúa và các loại thức ăn khác như: ốc, mầm cây non…
Lúa trên những cánh đồng chín rộ cũng báo hiệu mùa săn chuột đồng của thanh niên ở vùng nông thôn bắt đầu nhộn nhịp. Đơn giản chỉ cần một cái len đào đất và rập đựng chuột...là có thể bắt đầu một cuộc săn đầy thú vị.
Chỉ trong nháy mắt đã có rất nhiều chuột đồng bị tóm gọn bởi những tay “thiện xạ”.
Những chú chuột đồng ú và thịt thơm ngon.
Sau khi bắt xong, chuột được làm sạch và chế biến những món ăn “có 1 không 2” như: chuột khìa nước dừa, chuột nướng mọi, chuột nướng sả ớt, chuột xào củ kiệu... món nào cũng rất thơm ngon và đặc biệt. Về bất kỳ tỉnh nào của miền Tây mà không thưởng thức món chuột đồng thì e rằng xem như chưa biết miền sông nước.
Hiện nay, chuột đồng đã trở thành món đặc sản của các quán ăn, nhà hàng thành phố.
Tại các chợ huyện, chuột đồng được bán với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg nhưng vào các nhà hàng, quán ăn lớn chúng có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Không những thế, nghề săn chuột đồng còn giải quyết việc làm cho các lao động nông thôn mùa nước nổi có thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày với bẫy rập chuột đồng.
Cùng theo chân những thợ săn chuột đồng cả lớn cả bé đi "tác nghiệp".
Săn chuột trên những cánh đồng lúa chín luôn là thú vui thu hút nhiều thanh thiếu niên nhiệt tình tham gia.
Cần chọn đào những hang có đất đùn phía đầu hang. Sau khi đánh động, chuột trong hang sẽ chạy ra. Những thanh niên theo đoàn nhanh tay bắt lấy những chú chuột thoát khỏi hang.
Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể tham gia săn chuột đồng. Sau khi làm thịt, những chú chuột được nướng trên bếp lửa hồng. Món chuột nướng mọi hấp dẫn vì thịt thơm ngon, giữ được độ tươi của thịt và hương vị thịt chuột đồng.
Món chuột xào củ kiệu hương vị đặc trưng của kiệu làm thịt chuột có độ mềm và ngọt lịm.
Có thể bạn quan tâm

Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết: từ đầu tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2. Năng suất bình quân đạt 13 tấn/1ha/vụ, giảm gần 4 tấn/1ha/vụ so với năm 2013.

Tỉnh Bình Định đã tổ chức tập huấn về kỹ thuật khai thác, xử lý cá, bảo quản cá sau thu hoạch trên tàu cho toàn bộ thuyền viên của 4 nhóm tàu tham gia dự án.

Ngày 5 - 10, tại bến cá Lăng Tô, ngư dân thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đánh bắt được một con cá Cào dài 2 m, nặng khoảng 200 kg. Đây là tín hiệu phấn khởi cho ngư dân địa phương hứa hẹn một mùa biển bội thu.

Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.