Gà ta Gò Công không đủ cung ứng nhu cầu thị trường

Với giá này, mỗi hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta theo qui trình thả vườn an toàn sinh học, sau vụ nuôi 4 tháng lãi trên 20 triệu đồng.
Gà ta Gò Công là giống gà đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đồng thời là đặc sản có lợi thế cạnh tranh của HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công.
Đây là giống gà lai do đích thân ông Nguyễn Quốc Kiệt, một kỹ sư chăn nuôi và Giám đốc HTX lai tạo thành công từ giống gà vàng và gà chọi cho ra giống gà mới nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất đẻ trứng, chất lượng thịt, thị trường ưa chuộng, được ông đặt tên là "Gà ta Gò Công".
Giải pháp "Gà ta Gò Công" đã đoạt giải ba tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ VII (2007 - 2008).
Ông Nguyễn Quốc Kiệt chia sẻ, hiện nay, ông đã nhận rất nhiều yêu cầu cung ứng sản phẩm thịt gà ta Gò Công của các doanh nghiệp, cơ sở thu mua trong, ngoài tỉnh, nhưng phải từ chối bởi sản lượng mỗi ngày chỉ cung ứng được từ 700 - 1. 000 con gà thịt cho Công ty TNHH San Hà theo hợp đồng bao tiêu toàn bộ giữa HTX và doanh nghiệp từ năm 2012 đến nay.
Có thể bạn quan tâm

Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.

Ông Nguyễn Tiến Bảy, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình - Bắc Ninh) mới đưa chim trĩ đỏ vào chăn nuôi. Qua thời gian thử nghiệm đã cho hiệu quả, mở hướng phát triển kinh tế cho gia đình ông và nhiều người dân trong vùng.

Trồng cây màu xen canh trong giai đoạn cây thanh long chờ ngày thu trái là phép toán lấy ngắn nuôi dài đạt hiệu quả cao của nông dân Bình Thuận.

Là một xã vùng hạ của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, xã Đức Hòa Thượng là nơi có người nuôi ngựa đua nhiều nhất. Những ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Văn Nở, chủ nhân của hơn 10 con ngựa đua đang trong thời kỳ sung sức. Ở xã Đức Hòa Thượng, ông Nở được đánh giá là người mát tay trong việc nuôi ngựa đua.

Ông Trần Văn Phước ở ấp Nhơn Thọ, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ là người tiên phong trong việc chuyển đổi vườn tạp sang trồng mít.