Gà ta Gò Công không đủ cung ứng nhu cầu thị trường

Với giá này, mỗi hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta theo qui trình thả vườn an toàn sinh học, sau vụ nuôi 4 tháng lãi trên 20 triệu đồng.
Gà ta Gò Công là giống gà đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đồng thời là đặc sản có lợi thế cạnh tranh của HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công.
Đây là giống gà lai do đích thân ông Nguyễn Quốc Kiệt, một kỹ sư chăn nuôi và Giám đốc HTX lai tạo thành công từ giống gà vàng và gà chọi cho ra giống gà mới nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất đẻ trứng, chất lượng thịt, thị trường ưa chuộng, được ông đặt tên là "Gà ta Gò Công".
Giải pháp "Gà ta Gò Công" đã đoạt giải ba tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ VII (2007 - 2008).
Ông Nguyễn Quốc Kiệt chia sẻ, hiện nay, ông đã nhận rất nhiều yêu cầu cung ứng sản phẩm thịt gà ta Gò Công của các doanh nghiệp, cơ sở thu mua trong, ngoài tỉnh, nhưng phải từ chối bởi sản lượng mỗi ngày chỉ cung ứng được từ 700 - 1. 000 con gà thịt cho Công ty TNHH San Hà theo hợp đồng bao tiêu toàn bộ giữa HTX và doanh nghiệp từ năm 2012 đến nay.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.

Diện tích nuôi thả, năng suất và sản lượng tăng đáng kể, vượt các mục tiêu đề ra là kết quả nổi bật trong sản xuất thuỷ sản những năm gần đây. Nhờ đó, Bắc Giang trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực này.

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.

Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện Vĩnh Linh đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.