Gà đồi Sóc Sơn thơm, ngon, chất lượng bảo đảm

Để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã phối hợp với huyện giúp đỡ các hộ dân ở đây xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn, với quy mô có 62 hộ, thường xuyên có 60.000 con gà, năng lực sản xuất của chuỗi 430 tấn thịt gà/năm.
Phương thức hoạt động là các hộ chăn nuôi theo một quy trình chung cho toàn chuỗi, sản phẩm được Hội chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn kí kết hợp đồng với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Do địa hình các xã nuôi gà ở Sóc Sơn có diện tích đất đồi khá rộng, đây là điều kiện tốt để nuôi gà theo hướng bán chăn thả.
Nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, các hộ dân ở đây đều thực hiện công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng thường xuyên. Trước khi nuôi xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng.
Thức ăn cho gà sử dụng thức ăn bằng công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp để bảo đảm các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Do đó, gà đồi Sóc Sơn có chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon nên bán được giá và nhiều người tiêu dùng biết đến.
Để người tiêu dùng biết đến gà đồi Sóc Sơn và không nhầm lẫn với các loại gà thông thường ở nhiều địa phương khác, hiện nay huyện đang tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm nâng cao giá trị, hỗ trợ về con giống, đặc biệt là gà bố mẹ thuần chủng để người dân tự sản xuất con giống, giảm chi phí đầu vào. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho người dân; xây dựng một cơ sở giết mổ gia cầm bán công nghiệp để quản lý được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm khi đưa ra thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, bao gồm các hình thức nuôi như quảng canh trong hồ chứa thủy lợi, nuôi trong ao, nuôi thả lồng trong các hồ chứa, nuôi trong ao lót bạt và nuôi trong ruộng lúa

Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) nổi tiếng về nghề làm bánh chưng truyền thống. Nhờ nghề này, Vĩnh Hòa đã trở thành làng giàu có bậc nhất huyện Yên Thành.

Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy nước dừa làm nguồn thu nhập chính. Ở Philippines, 93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong năm 1910, sản lượng lúc đó đã lên đến 90.000 lít (Gibbs, 1911). Giấm dừa nước là nguyên liệu tuyệt vời chế biến các món ăn hấp dẫn nơi các nhà hàng Thái Lan và Philippines

Năm 2012, Tiền Hải (Thái Bình) tổ chức nuôi trồng thủy - hải sản trên tổng diện tích 4.333 ha. Thực hiện kế hoạch của UBND huyện, trong quý I các địa phương đã chuẩn bị tốt cho vụ nuôi trồng, tiến hành nạo vét kênh mương, cải tạo toàn bộ diện tích ao đầm, lấy nước và đảm bảo cung ứng đủ giống cho người nuôi đúng thời vụ.

Tuy nhiên, do phải bảo quản giống với thời gian dài (6-7 tháng), mặt khác hạt giống lạc lại có hàm lượng dầu cao dễ biến chất làm mất sức nẩy mầm dẫn đến nhiều khi thiếu giống, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch gieo trồng lạc xuân hàng năm. Từ kết quả đề tài "Nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông với các tỉnh phía Bắc" của Viện KHKTNN Việt Nam đến nay nhiều địa phương đã áp dụng thành công TBKT này nhằm chủ động cung cấp đủ giống lạc cho vụ lạc xuân.