Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gà Chết Vì Mua Con Giống Trôi Nổi

Gà Chết Vì Mua Con Giống Trôi Nổi
Ngày đăng: 04/10/2013

Thấy người đi bán dạo giới thiệu về giống gà Nòi nuôi mau lớn, bán được giá cao, nên chị Hồ Thị Hiền ở xã Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã mua hơn 200 con gà giống về nuôi.

Lúc đầu gà cũng phát triển, nhưng khoảng 1 tháng sau gà bị bệnh rồi chết dần hết cả đàn. Vậy là hơn 5 triệu đồng đầu tư con giống, thức ăn ban đầu đã mất trắng. “Lúc đầu thấy gà bán dạo với giá rẻ nên tôi mua về nuôi, chỉ khoảng hơn 1 tháng là gà bắt đầu chết, đến nay thì không còn con nào” – chị Hiền tiếc rẻ nói.

Còn chị Lô Thị Sà Quẹl ở xã Thạnh Trị là một những hộ thành công với mô hình nuôi gà thả vườn từ nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, thấy nuôi vụ đầu hiệu quả khá cao, nên chị nuôi tiếp, nhưng điều đáng nói là chị mua con giống qua một người quen giới thiệu, chứ không rõ nguồn gốc nơi đâu, nên chỉ nuôi được vài ngày đàn gà đã chết khoảng 60 con. Chị Sà Quẹt cho biết: “Lứa đầu tôi áp dụng mô hình nuôi gà được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, gà hao hụt rất ít, gia đình có lợi nhuận. Lứa này tôi tiếp tục nuôi gà nhưng mua giống trôi nổi, hiện gà bị chết rất nhiều. Tôi rút kinh nghiệm về sau không mua giống gà không rõ nguồn gốc nữa vì không có chất lượng”.

Hiện nay, nhiều nông dân trong huyện đang có nhu cầu phát triển đàn gà để bán vào dịp Tết Nguyên đán. Hơn nữa những tuần trở lại đây, giá các sản phẩm từ gà có chiều hướng tăng, là cơ hội để nhu cầu về con giống tăng theo. Lợi dụng điều này, một số người từ nơi khác đến rao bán các giống gà không rõ nguồn gốc với giá rẻ, nhiều người thấy rẻ mua về nuôi, nhưng một thời gian sau thì tỷ lệ hao hụt rất cao, có hộ bị chết cả đàn, thiệt hại về kinh tế là không nhỏ.

Bà Nguyễn Thùy Trang - Quyền Trưởng trạm Thú y huyện Thạnh Trị cho biết: “Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện những giống gà trôi nổi không rõ nguồn gốc. Trước tình hình đó ngành cũng chỉ đạo các trạm Thú y xã thành lập Tổ cơ động để kiểm tra, khuyến cáo bà con không nên mua những giống gà này, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo cho người dân yên tâm chăn nuôi”.

Giá rẻ và giao gà đến tận nhà là lý do mà bà con ở vùng sâu huyện Thạnh Trị chọn mua gà bán dạo và việc mua bán không có sự ràng buộc này đã để lại hậu quả nghiêm trọng, ngoài thiệt hại về kinh tế cho nông dân, đây còn là cầu nối làm phát sinh dịch bệnh, nhất là hiện nay cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp.


Có thể bạn quan tâm

Đổi đời nhờ nuôi bò sữa Đổi đời nhờ nuôi bò sữa

“Trước năm 2002, gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm nên đến nay, gia đình tôi có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm”.

23/12/2015
Đi lên từ hai bàn tay trắng Đi lên từ hai bàn tay trắng

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình anh Lê Công Nhược (56 tuổi) có thu nhập vài trăm triệu đồng.

23/12/2015
Nhân rộng mô hình giúp dân xóa nghèo Nhân rộng mô hình giúp dân xóa nghèo

"Nhân rộng mô hình ND sản xuất kinh doanh giỏi là giải pháp thiết thực để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn như Tân Uyên" - ông Đặng Xuân Hòa - Chủ tịch Hội ND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu khẳng định.

23/12/2015
Hơn 300 đại biểu dự Hội nghị đại biểu NDSXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV Hơn 300 đại biểu dự Hội nghị đại biểu NDSXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV

Sáng mai (18/5) tại Hà Nội, TƯ Hội NDVN long trọng tổ chức Hội nghị đại biểu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKD) toàn quốc lần thứ IV.

23/12/2015
Những bước tiến dài từ phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi Những bước tiến dài từ phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi

Sáng nay, 18/5, hơn 300 đại biểu đại diện cho trên 4 triệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp đã về dự Hội nghị đại biểu NDSXKG giỏi do Hội NDVN long trọng tổ chức tại Hà Nội.

23/12/2015