Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ

EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ
Ngày đăng: 16/10/2014

Một lượng lớn tôm chân trắng từ Andhra Pradesh đã bị EU từ chối NK do dư lượng kháng sinh. Đây có thể là một trở ngại lớn đối với mục tiêu của Ấn Độ để XK thủy sản tăng gấp đôi từ 5 tỷ USD lên 10 tỷ USD vào năm 2020.

Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.

Thiếu cơ chế giám sát thích hợp dẫn đến nhiều lô hàng XK của Ấn Độ bị trả về trong vài tháng qua. Đại diện Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) cho biết, số lô hàng bị trả về ngày càng tăng kể từ tháng 7.

Nhu cầu thế giới đối với tôm chân trắng tăng khiến nước này mở rộng nuôi tôm chân trắng trong khi đó, sản lượng khai thác tôm biển giảm xuống khiến nhiều tàu khai thác tôm phải nằm bờ.

Với 24 containers bị EU từ chối gần đây buộc Ấn Độ phải xem xét lại về việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản. Chloramphenicol và Nitrofuran được sử dụng cả trong sản xuất giống và trại nuôi.

Các cơ quan liên quan của Ấn Độ đang tiến hành các bước khẩn trương để khắc phục những vấn đề về kháng sinh trong tôm XK sang EU vì lo ngại ảnh hưởng tới XK sang các thị trường khác như Mỹ.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước

Để giải quyết những tồn tại của ngành cá ngừ, giúp ngành này phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Với đề án này, tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm giao dịch cá ngừ của cả nước.

14/07/2014
Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị và chính quyền địa phương cùng với sự chủ động sáng tạo của người nuôi nên nhìn chung các chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm 2014 đạt khá.

04/12/2014
Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

14/07/2014
Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).

14/07/2014
Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.

04/12/2014