Đường Hoa Nguyễn Huệ Trước Ngày Khai Mạc
-7686528.jpg)
Sáng 19-1, 26 tháng Chạp, đường Nguyễn Huệ đã khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu của hàng trăm ngàn chậu hoa tươi, các tiểu cảnh vui nhộn, đồng lúa xanh rì và chiếc cầu khỉ đặc trưng.
Ông Chiêm Thanh Liêm, Tổng chỉ huy công trình đường hoa Nguyễn Huệ, cho biết hơn 80% công việc trang trí đã hoàn tất kịp chuẩn bị mở cửa đón du khách thưởng lãm vào tối mai 20-1 (27 tháng Chạp)
Ngay đầu đường phía vòng xoay cây liễu, con Rồng phun hoa đã hoàn tất. Hàng trăm công nhân Khu du lịch Bình Quới, Văn Thánh, Tân Cảng, nhân viên Điện lực TP.HCM... đang hối hả sắp xếp lại hoa tươi, tiểu cảnh, tưới cây, lắp lại những bóng đèn trang trí.
Ban tổ chức cho biết sẽ có hơn 120.000 chậu hoa tươi các loại được trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ năm nay.
Năm nay đoạn trưng bày hoa lan các loại đã chuyển xuống cuối đường hoa gần đường Tôn Đức Thắng. Cũng ở cuối đường hoa là đại cảnh Rồng chúc phúc được phối hợp bởi gần 500 chậu hoa cúc mâm xôi và hoa đồng tiền cùng hơn 500 lồng đèn lớn nhỏ cũng đang được chỉnh sửa, hoàn tất.
Ban tổ chức sẽ biến đường hoa thành điểm vui chơi giải trí hấp dẫn với hàng loạt các tiết mục biểu diễn ca múa nhạc dân tộc trước các khách sạn thuộc Saigontourist: đàn hát, nhảy múa mừng xuân, nhân tượng, vẽ hình 12 con giáp tặng du khách, kịch rối chủ đề “bé và Tết”... tại các gian hàng dọc hai bên đường Nguyễn Huệ.
Theo kế hoạch trong ngày hôm nay 19-1, mọi việc trang trí đường hoa Nguyễn Huệ phải hoàn tất để ngày mai rửa đường, chắm chút lại lần cuối để 19 giờ tối 20-1 mở cửa khai mạc đường hoa.
Bánh Tét hoa
Bánh Chưng hoa
Chim lạc cách điệu từ hoa văn trống đồng
Chuồn chuồn hoa
Chuyển hoa ra trang trí
Đầu đường hoa
Góc hoa lan
Nữ công nhân trang trí đường hoa
Rồng chúc phúc
Rồng phun hoa
Nhân viên đang tưới hoa
Thiếu nữ khoe sắc trên đường hoa Nguyễn Huệ
Tại đường hoa Nguyễn Huê, công nhân đang gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng để chuẩn bị cho lễ khai mạc vào chiều nay
Lực lượng bảo vệ canh gác nghiêm ngặt đường hoa trước giờ khai mạc
Có thể bạn quan tâm

Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.

Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…