Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè

Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè
Ngày đăng: 11/11/2014

Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.

Công ty Cổ phần chè Hùng An đang tập trung ươm giống chè nhập nội để trồng cải tạo diện tích chè già cỗi.

Lợi thế thuộc vùng cao:

Theo đánh giá của cơ quan chức năng huyện Hoàng Su Phì, giá thu mua chè búp tươi tại địa bàn trong 10 tháng qua dao động từ 10 – 30 ngàn đồng/kg tùy loại và đạt giá bán bình quân trong năm khoảng 15.000 đ/kg, cao hơn bình quân cùng kỳ năm trước khoảng 5.000 đ/kg.

Hiện tại Hoàng Su Phì đang có 3.200 ha chè cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 37,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 12.000 tấn chè búp tươi. Hiện nay, tại huyện Hoàng Su Phì có khá nhiều các doanh nghiệp cả trong, ngoài tỉnh liên kết thu mua, xuất khẩu các sản phẩm chè sau chế biến như: Công ty TNHH chè Hùng Cường, Hoàng Long (Hà Giang), Tân Trào (Tuyên Quang), Sông Hồng (Hà Nội)...

Các Công ty trên hiện đang có nhiều hợp đồng tiêu thụ các sản phấm chè sau sơ chế của các đơn vị HTX, các xưởng sao chế chè thủ công trên khắp địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Lý do các Công ty đang tập trung thu mua các sản phẩm sơ chế chè tại đây là chất lượng chè sạnh, không tồn dư các loại hóa chất độc hại được các bạn hàng tin cậy. Chính sự có mặt thu mua chè của các đơn vị,

Công ty nêu trên đã góp phần thúc đẩy giá bán chè tại địa phương tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên được huyện Hoàng Su Phì đánh giá là năm có nhiều “điểm sáng” nhất từ trước tới nay đối với nền sản xuất, kinh doanh chè tại địa phương.

Qua khảo sát cũng cho thấy, các vùng chè thuộc các xã vùng cao ở huyện Vị Xuyên như: Cao Bồ, Thượng Sơn (Vị Xuyên); Chế Là, Quảng Nguyên, Cốc Rế (Xín Mần) hay Xuân Minh, Tuyên Nguyên (Quang Bình) đều có giá bán, giá thu mua các sản phẩm chè khá cao, bình quân không dưới 10.000đ/kg. Năm 2014, được đánh giá là năm các Công ty, các tổ chức sản xuất kinh doanh chè bên ngoài đổ dồn lên vùng cao để tìm kiếm lợi thế cho việc tiêu thụ các sản phẩm chè sau chế biến.

Vùng thấp mất dần lợi thế:

Khảo sát thị trường mới đây tại các vùng chè thấp như Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên cho thấy: Giá thu mua chè cuối Thu cũng chỉ dao động từ 3.500 – 4.000 đ/kg. Các cơ sở thu mua, chế biến và tiêu thụ chè tại các nơi này phần lớn đều phàn nàn về đầu ra trong 10 tháng qua thấp, khó khăn trong kinh doanh.

Các cơ sở thu mua, chế biến chè vùng thấp cho rằng người trồng chè ở đây đang “góp phần làm khó” cho các doanh nghiệp kinh doanh chè bởi các lý do: Một là, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu kiến thức và sử dụng khá bừa bãi dẫn đến thiếu an toàn. Hai là, thu hái bừa bãi (cắt liềm, cắt máy vô tội vạ) vì chạy theo lợi nhuận trước mắt đã vô tình bỏ quyên lợi ích lâu dài của chính họ.

Tâm lý làm chè của người dân vùng thấp hiện nay thiếu ổn định, không tuân thủ các giải pháp kỹ thuật đang làm mất đi lợi thế vốn có của phần nhiều diện tích chè hiện có của Hà Giang. Tính sơ bộ tại các huyện vùng thấp chiếm tới 2/3 diện tích chè của tỉnh.

Điều đó cũng đồng nghĩa với những lo ngại cho cả nền sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh chè trong tỉnh về lâu dài nếu không được điều chỉnh hợp lý sẽ bị mất thị trường, mất thị phần. Điều cần nêu thêm tại đây là sự cẩu thả trong chế biến (phơi chè dọc đường vẫn còn khá phổ biến) đã làm mất mỹ quan đường phố, cản trở giao thông và mất an toàn thực phẩm.

Chúng ta đang hội nhập, thế giới đang hội nhập. Vì thế, hàng ngày, hàng giờ có biết bao khách du lịch, khách tìm kiếm cơ hội làm ăn đi lại nhận thấy điều đó... ? Các nguyên nhân phân tích trên đã và đang làm cho lợi thế cây chè vùng thấp, vùng trọng điểm mất dần uy tín đối với người tiêu dùng.

Bên cạch đó, dư luận còn cho rằng một số doanh nghiệp, cơ sở thu mua chè vùng cao về “phối trộn” với chè các vùng để họ bán ra với danh nghĩa chè vùng cao Hà Giang. Điều này chưa được kiểm chứng, tuy nhiên nếu điều dư luận nêu trên là sự thật thì đó sẽ là “hiểm họa” cho cả ngành chè của tỉnh. Rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để bảo vệ uy tín, chất lượng cây chè Hà Giang.

Những hạn chế cần tháo gỡ:

Tín hiệu vui, điểm sáng hiện nay đối với cây chè sẽ dừng lại khi các doanh nghiệp, các Công ty bên ngoài không vào thu mua chè tại các cơ sở làm chè tại vùng cao khi có biến động về giá, về thị trường. Tại sao vậy?

Tại vì các doanh nghiệp, các Công ty nêu trên họ mới chỉ “đón tay” các sản phẩm chè làm ra của vùng cao chứ chưa “bắt tay” cùng vùng cao làm chè. Cụ thể: Công ty Sông Hồng (Hà Nội) chỉ thu mua qua tay chè của cơ sở Hạnh Quang;

Công ty Hoàng Long chỉ thu mua qua tay cơ sở chè Chiến Hảo thuộc xã Nậm Ty; Công ty Hùng Cường chỉ thu mua qua tay HTX Phìn Hồ, xã Thông Nguyên... Đây chính là các điểm yếu của ngành sản xuất chè hiện tại trên toàn tỉnh cho đến thời điểm hiện nay. Không có sự liên kết đầu tư chiều sâu, ắt sẽ không có sự phát triển bền vững. Hơn bao giờ hết các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện cần có sự sắp xếp lại, tổ chức lại sản xuất đối với ngành chè càng sớm càng tốt.

Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32344&CatID=150&MN=26


Có thể bạn quan tâm

Mừng Nhưng Chưa Hết Lo Mừng Nhưng Chưa Hết Lo

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

14/10/2014
Hàng Vào Ấn Độ Sẽ Dễ Hơn Hàng Vào Ấn Độ Sẽ Dễ Hơn

Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.

14/10/2014
Cơ Hội Nào Cho Nông Dân Việt? Cơ Hội Nào Cho Nông Dân Việt?

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

14/10/2014
Mở Ra Nhiều Cơ Hội Cho Nông Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp Mở Ra Nhiều Cơ Hội Cho Nông Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

14/10/2014
Nhu Cầu Sử Dụng Cá Điêu Hồng Giống Tăng Mạnh Nhu Cầu Sử Dụng Cá Điêu Hồng Giống Tăng Mạnh

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

14/10/2014