Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được Mùa Rau Câu... Trên Đồng Muối

Được Mùa Rau Câu... Trên Đồng Muối
Ngày đăng: 20/02/2014

Sau Tết, hàng chục người dân ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) nhộn nhịp ra đồng muối để vớt rau câu bán cho thương lái. Nhờ nghề này, nhiều người có khoản thu nhập thêm sau Tết.

Những ngày này, người dân sống ven đồng muối Sa Huỳnh tranh thủ thời gian đi vớt rau câu trên đồng muối đem phơi khô rồi bán cho các tiểu thương. Theo nhiều người dân, năm nay rau câu xuất hiện với mật độ khá dày. Các hộ dân có thể thu hoạch hàng tấn rau câu tươi mỗi ngày.

Ngồi bên đống rau câu vừa mới vớt lên, bà Huỳnh Thị Mỹ ở thôn Long Thạnh 1 cho biết: Năm nay rau câu xuất hiện dày đặc, thấy rau câu nhiều bà con ai cũng phấn khởi, đổ xô đi vớt về phơi khô đem bán.

"Trung bình một ngày vớt và phơi nắng, mỗi người thu được 40- 50kg rau câu khô đem bán với giá 5.000 đồng/kg cũng được khoảng hơn 200 nghìn đồng, đủ để chi phí cuộc sống sau những ngày Tết" - bà Mỹ phấn khởi.

Năm nay, rau câu xuất hiện khá nhiều trên đồng muối

Nguồn rau câu dồi dào mang lại nguồn thu nhập cho người dân những ngày sau Tết khiến nhiều người rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc của biển”, bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, rau câu mọc tự nhiên trên đồng muối Sa Huỳnh. Vào khoảng tháng 10 âm lịch, sau khi kết thúc vụ thu hoạch muối khi thủy triều dâng cao đem theo một lượng lớn rau câu từ ngoài biển tràn vào các đầm nước mặn và ruộng muối. Nước biển rút đi để lại một lượng lớn rau câu và từ đó chúng có thể mọc tự nhiên trong các ao đầm mà không phải mất công trồng.

"Khoảng thời gian sau Tết là là thời điểm người dân đi vớt rau câu rộ nhất. Đến khi vụ muối mới bắt đầu, diêm dân cải tạo ruộng muối để chuẩn bị làm muối thì hết"- ông Nguyễn Tiến ở thôn Long Thạnh 1 cho biết.

Vớt rau câu có thu nhập cao nên không chỉ người dân sống ven đồng muối Sa Huỳnh mà nhiều người dân ở xã Tam Quan Bắc huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cũng tham gia.

Tham gia đi vớt rau câu từ hơn 10 ngày nay, ông Nguyễn Thanh Sang ở xã Tam Quan Bắc chia sẻ: Mỗi ngày hai vợ chồng tui làm tích cực cũng được chừng hơn 80kg rau câu khô. Với mức giá 5.000 đồng/kg sau gần 10 ngày vớt rau câu đem lại khoản thu nhập hơn 4 triệu đồng, thu nhập này đã làm vơi bớt khó khăn cho gia đình.

Rau câu là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được sử dụng để chế biến thực phẩm như: Thạch rau câu, canh rau câu... Tại thời điểm này, rau câu trở thành mặt hàng có đầu ra. Rất nhiều thương lái vào đây để mua rau câu số lượng lớn về chế biến.

Theo chị Nguyễn Thị Liên- một thương lái thu mua rau câu cho biết, từ đầu tháng Giêng chị đã bắt đầu thu mua rau câu để bán cho các cơ sở sản xuất chế biến rau câu. So với mọi năm, năm nay lượng rau câu khá dồi dào. Chỉ tính riêng điểm thu mua của chị Liên, từ đầu tháng Giêng đến nay đã thu mua và vận chuyển hơn 10 tấn rau câu khô đi tiêu thụ.

Tuy nhiên, có một thực tế, rau câu xuất hiện nhiều có thể mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân, song khi rau câu xuất hiện thì rong tảo, rong giẻ cũng bám theo từng mảng lớn trên các ruộng muối. Đối với người làm muối đây là một trở ngại vì tốn nhiều công dọn các ruộng muối khi đang sắp chuẩn bị bước vào vụ sản xuất muối mới.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Tạo Vùng Sản Xuất Ổn Định Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Tạo Vùng Sản Xuất Ổn Định

Mặc dù Bắc Kạn chưa phải là vùng kinh tế trọng điểm như các tỉnh bạn nhưng so với những ngày đầu tái lập (năm 1997) với điểm xuất phát cực thấp thì thấy rằng sau 16 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khá rõ nét. Giờ đây Bắc Kạn đã có vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…

29/08/2013
Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.

10/05/2013
Đề Nghị Hỗ Trợ 80 Tấn Hóa Chất Chlorine Xử Lý Ao Nuôi Tôm Đề Nghị Hỗ Trợ 80 Tấn Hóa Chất Chlorine Xử Lý Ao Nuôi Tôm

UBND tỉnh Trà Vinh vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ 80 tấn hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh. Hiện diện tích tôm chết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng hóa chất Chlorine của Bộ NN&PTNT cấp cho tỉnh năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

04/06/2013
Nông Dân Lại Khóc Ròng Nông Dân Lại Khóc Ròng

Nhiều ý kiến cho rằng nếu cứ mãi duy trì kiểu độc quyền xuất khẩu gạo như hiện nay thì chỉ làm cho giá gạo ngày càng xuống thấp và người chịu thiệt vẫn là nông dân

29/08/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Ở Bà Rịa - Vũng Tàu Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 06/5/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Hội Nông dân phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sò huyết thương phẩm cho bà con nông dân. Tham dự lớp tập huấn có trên 40 hội viên, nông dân tại địa phương.

11/05/2013