Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được mùa ghẹ

Được mùa ghẹ
Ngày đăng: 01/06/2015

Những ngày qua, tại các vùng biển ngang như Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Tam Tiến (Núi Thành), nhiều phương liên tiếp trúng đậm ghẹ và tôm nhỏ, rạm biển, ghẹ dăm… Khu chợ hình thành trên bãi Biển Rạn (thôn Phước Lộc, xã Tam Tiến) sáng nào cũng đầy ắp các loại hải sản này. Ghẹ và các loại giáp xác được ngư dân đưa từ tàu vào bãi chất thành từng đống, được các tiểu thương cân ký đưa đi tiêu thụ.

Còn tại bãi biển Tam Thanh, các nghề lưới, đặt rập cũng bội thu ghẹ biển. Tại đây vào mỗi sáng, nhiều chiếc xuồng nhỏ vào bờ với những tấm lưới dính ghẹ dày đặc trong khoang. Nhiều ngư dân phải huy động người thân cùng nhau gỡ ghẹ ra khỏi lưới… Hiện nay giá mỗi ký ghẹ bán tại Biển Rạn khoảng 10 nghìn đồng, còn các loại giáp xác chỉ có giá vài nghìn đồng/kg, chủ yếu được tiêu thụ vào các nhà máy chế biến thức ăn gia súc…

Ông Trần Văn Hiệp (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành) cho biết, chưa năm nào ghẹ và các loại giáp xác xuất hiện nhiều như năm nay. Ông Hiệp làm nghề giã cào, mỗi ngày phương tiện của ông khai thác được hàng tạ ghẹ và các loại hải sản khác. Ông Hiệp cho biết ghẹ xuất hiện nhiều ở ngư trường cách bờ khoảng 1 hải lý nên nhiều nghề có thể khai thác được loại hải sản này.

“Nhiều nhất là vùng ven bờ thuộc xã Bình Nam, Bình Minh (Thăng Bình). Phương tiện chúng tôi làm nghề giã cào nên mục đích chính không phải khai thác loại hải sản này, nhưng vì ghẹ quá nhiều ở tầng đáy nên đêm nào cũng khai thác được sản lượng lớn. Ghẹ biển ngon nhưng loại mà ngư dân khai thác được hiện nay có kích cỡ còn quá nhỏ, lại không chắc lắm nên bán giá thấp, hiệu quả kinh tế không cao” – ông Hiệp nói.

Ghẹ và các loại giáp xác nhỏ được ngư dân khai thác với số lượng lớn cho thấy nguồn lợi thủy sản ven bờ hiện khá dồi dào nhưng cũng khiến nhiều người lo lắng. Bởi đây là những loại hải sản có thể phát triển, sinh sản và là nguồn thức ăn chính cho các loài cá, tôm, mực… có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, các loại giáp xác hiện nay chủ yếu được khai thác bằng nghề giã cào - loại hình đánh bắt dễ làm cạn kiệt nguồn lợi.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Mối, Dế Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Mối, Dế

Gia đình ông Hồ Ngọc Bình ở TDP 6, phường Hương Văn (TX Hương Trà) là một trong những hộ điển hình về mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

08/12/2013
Thành Lập Hợp Tác Xã Sản Xuất Lúa Sạch Đầu Tiên Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp Thành Lập Hợp Tác Xã Sản Xuất Lúa Sạch Đầu Tiên Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp

HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.

08/12/2013
Sản Xuất Màu Đạt Giá Trị Trên 729 Triệu Đồng/héc-Ta Sản Xuất Màu Đạt Giá Trị Trên 729 Triệu Đồng/héc-Ta

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chợ Mới (An Giang) Trần Thị Yến Châu cho biết: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp huyện Chợ Mới tăng liên tục hàng năm. Kết thúc sản xuất năm 2013, giá trị đạt gần 318 triệu đồng/héc-ta, cao nhất từ trước đến nay và cao nhất tỉnh, trong đó cây màu đạt 729,48 triệu đồng/héc-ta, lúa trên 96,5 triệu đồng/héc-ta…

08/12/2013
Cảnh Báo Gia Tăng Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Cảnh Báo Gia Tăng Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường nên dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi.

09/12/2013
"Đất Lạ" Cho Khoai

Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng quy trình tạo “đất lạ” cho khoai lang Nhật tăng năng suất và chất lượng, đáp ứng tại chỗ nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.

09/12/2013