Được giá, được mùa bí xanh trái vụ

Hộ bà Bùi Thị Hiền ở xóm Bảo Yên là một trong những hộ có thu nhập cả trăm triệu đồng như vậy. Bà Hiền phấn khởi cho biết: Từ ngày 10/8 đến nay, với 1 vạn dây bí trồng trên 8.000m2 đất vườn, ngày thấp nhất bà thu 5 tạ quả, ngày cao nhất thu 2,5 tấn quả. Việc tiêu thụ “đắt như tôm tươi” nhờ tư thương ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam, thành phố Hà Nội đổ về nườm nượp. Ngày hôm trước bà thu hơn 1 tấn quả, bán tại vườn với giá 13.000 đồng/kg nhưng sáng nay thị trường đã lại tăng thêm 1 giá. Trong khoảng chục ngày thu hoạch, gia đình bà bán được 7 tấn quả, trị giá hơn 90 triệu đồng. Dự kiến từ nay đến hết vụ bà thu được trên, dưới 10 tấn quả. Mức lãi đến thời điểm hiện tại đã đạt khoảng 70 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.
Phong trào trồng bí xanh trái vụ phát triển mạnh nhất ở xóm Bảo Yên. Ngoài bà Bùi Thị Hiền còn có một số hộ khác đạt mức thu trăm triệu đồng như ông Nguyễn Quang Giang, Bùi Viết Cường… Phong trào lan rộng ở các xóm khác với quy mô diện tích của cả xã là 55 ha, chỉ thấp hơn 15 ha so với diện tích trồng bí xanh chính vụ. Theo đồng chí Bùi Xuân Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã: Bí xanh là sản phẩm nông nghiệp truyền thống được bà con đưa vào trồng với diện tích lớn cùng với các loại cây họ bầu, bí khác như dưa bở, dưa lê. Đến nay có khoảng 300 hộ trồng bí xanh, trong đó có 200 hộ tham gia trồng trái vụ.
Giá bí xanh có thể lên xuống nhưng với mức giá từ 3.000 đồng/kg trở lên, nông dân trồng bí xanh đã đảm bảo đủ kinh phí đầu tư, làm ăn có lãi. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Trồng bí xanh trái vụ là hướng chuyển đổi nhanh nhạy, điều tiết cung ứng sản phẩm hàng hoá có lợi và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt với nông dân. Với một vụ trồng vừa được mùa, được giá như hiện nay đã tác động đến tư duy hạch toán, làm ăn theo hướng mới của bà con, tạo động lực thúc đẩy vùng sản xuất cây trồng hàng hoá gắn với yếu tố thị trường. Đồng thời góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ, cũng như tăng bình quân thu nhập đầu người của xã năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Nhưng giờ đã lỗ gần 50 triệu đồng. Ông Vũ cho biết thêm, ông đầu tư vốn thả nuôi 860 con cá bớp giống từ tháng 8-2014. Nhờ chăm sóc kỹ nên cá nuôi phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khi cá có trọng lượng từ 4 - 5kg thì bắt đầu có dấu hiệu bỏ ăn và chết từ từ. Mỗi ngày có từ 4 đến 5 con chết, thậm chí có ngày lên đến chục con.

Để tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tăng cường công tác thú y thủy sản với mục tiêu trong năm 2015 sẽ tập trung phòng, chống bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên nuôi tôm nước lợ.

Bãi biển Kim Sơn những ngày đầu năm 2015 khá trầm lắng. Vụ tôm năm trước, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy “làm mưa làm gió” vùng thủy sản. Làm ăn thua lỗ, chủ ao, đầm sợ mầm bệnh vẫn luẩn quẩn trong nước nên chẳng mặn mà đầu tư thả tôm giống.

Năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An được đánh giá thắng lợi với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Sản lượng nuôi trồng đạt gần 45.500 tấn, diện tích NTTS đạt trên 23.600 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.950 tỷ đồng. để phát huy tiềm năng lợi thế hơn nữa, ngành xác định cần chú trọng hơn nữa khâu sản xuất, kiểm soát con giống.

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.