Được giá, được mùa bí xanh trái vụ

Hộ bà Bùi Thị Hiền ở xóm Bảo Yên là một trong những hộ có thu nhập cả trăm triệu đồng như vậy. Bà Hiền phấn khởi cho biết: Từ ngày 10/8 đến nay, với 1 vạn dây bí trồng trên 8.000m2 đất vườn, ngày thấp nhất bà thu 5 tạ quả, ngày cao nhất thu 2,5 tấn quả. Việc tiêu thụ “đắt như tôm tươi” nhờ tư thương ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam, thành phố Hà Nội đổ về nườm nượp. Ngày hôm trước bà thu hơn 1 tấn quả, bán tại vườn với giá 13.000 đồng/kg nhưng sáng nay thị trường đã lại tăng thêm 1 giá. Trong khoảng chục ngày thu hoạch, gia đình bà bán được 7 tấn quả, trị giá hơn 90 triệu đồng. Dự kiến từ nay đến hết vụ bà thu được trên, dưới 10 tấn quả. Mức lãi đến thời điểm hiện tại đã đạt khoảng 70 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.
Phong trào trồng bí xanh trái vụ phát triển mạnh nhất ở xóm Bảo Yên. Ngoài bà Bùi Thị Hiền còn có một số hộ khác đạt mức thu trăm triệu đồng như ông Nguyễn Quang Giang, Bùi Viết Cường… Phong trào lan rộng ở các xóm khác với quy mô diện tích của cả xã là 55 ha, chỉ thấp hơn 15 ha so với diện tích trồng bí xanh chính vụ. Theo đồng chí Bùi Xuân Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã: Bí xanh là sản phẩm nông nghiệp truyền thống được bà con đưa vào trồng với diện tích lớn cùng với các loại cây họ bầu, bí khác như dưa bở, dưa lê. Đến nay có khoảng 300 hộ trồng bí xanh, trong đó có 200 hộ tham gia trồng trái vụ.
Giá bí xanh có thể lên xuống nhưng với mức giá từ 3.000 đồng/kg trở lên, nông dân trồng bí xanh đã đảm bảo đủ kinh phí đầu tư, làm ăn có lãi. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Trồng bí xanh trái vụ là hướng chuyển đổi nhanh nhạy, điều tiết cung ứng sản phẩm hàng hoá có lợi và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt với nông dân. Với một vụ trồng vừa được mùa, được giá như hiện nay đã tác động đến tư duy hạch toán, làm ăn theo hướng mới của bà con, tạo động lực thúc đẩy vùng sản xuất cây trồng hàng hoá gắn với yếu tố thị trường. Đồng thời góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ, cũng như tăng bình quân thu nhập đầu người của xã năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ dân tại xã Sơn Bình (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) đã đầu tư trồng cây chôm chôm Thái. Với đặc tính dễ trồng, ít sâu bệnh, cây chôm chôm Thái đang trở thành một giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Mùa trồng mới cao su năm 2013 đã bắt đầu. Để hoàn thành kế hoạch trồng mới 870ha (trong đó, diện tích trồng tái canh 300ha), Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về giống, phân bón cũng như nguồn lao động để đáp ứng công tác trồng mới đảm bảo kỹ thuật, tiến độ mùa vụ…

Nuôi tôm nước lợ tại Quảng Nam gặp khó là chuyện… biết rồi, khổ lắm nói mãi. Theo ngành chức năng, ưu tiên chất lượng con giống trong việc chuyển đổi đối tượng nuôi là điều cần thiết hiện nay.

Thanh niên vùng cao chủ yếu làm nương rẫy. Không cam chịu cảnh nghèo, một số bạn trẻ đã tự mày mò làm giàu ngay tại quê hương.

Xuất thân từ một gia đình “nông dân nòi” ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, Lưu Hoàng Anh rất chí thú làm ăn. Anh xác định, là nông dân phải gắn bó với ruộng đồng, phải biết tính toán, dám nghĩ dám làm, chịu khó ắt sẽ thành công.