Được Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Hàng Năm Hay Kết Hợp NTTS Trên Đất Lúa

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
Theo đó, người sử dụng đất được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, không làm mất đi hoặc biến dạng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa (mặn hóa, chua hóa...);
Không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã.
Với đất lúa nước:
Hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu chuyển đổi từ lúa sang cây hàng năm hay kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất lúa phải gửi trực tiếp hoặc thông qua trưởng thôn hay người có trách nhiệm tương đương, đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất lúa cho UBND cấp xã nơi có đất;
Người sử dụng đất là tổ chức gửi đăng ký chuyển đổi cho UBND cấp xã nơi có đất.
Với đất lúa khác:
Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác phải báo cáo UBND cấp xã trực tiếp hoặc thông qua trưởng thôn hay người có trách nhiệm tương đương; tổ chức khi chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác phải đăng ký với UBND cấp xã.
Có thể bạn quan tâm

Khi vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện, thị trường cây giống bắt đầu sôi động. Nhà vườn khẩn trương bày bán, đại lý tích cực gom hàng, thương lái náo nhiệt tìm mua cây giống. Đặc biệt, năm nay, tại Chợ Lách (Bến Tre) có thêm một số loại cây sản xuất dành riêng cho nhà vườn khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung như hồ tiêu, bơ, với giá bán khá cao.

Cây ổi lê Đài Loan được thực hiện trồng thí điểm tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương theo dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Bến Cát trước đây (mô hình triển khai nay thuộc huyện Bàu Bàng) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH&CN) thuộc Sở KH&CN thực hiện.

Sáng ngày (15/5), tại TP.Hồ Chí Minh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối thương mại với tỉnh Hải Dương nhằm tìm giải pháp để tiêu thụ vải thiều của tỉnh này đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch rộ.

Tiền Giang hiện có hơn 3.000 ha đất trồng chanh với đầy đủ các chủng loại, tập trung nhiều tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành... Nhiều tháng nay, giá chanh luôn ở mức cao nên người trồng chanh phấn khởi.

Ngày 16/5, tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng nắm bắt thị trường và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm” cho hơn 50 hội viên thuộc Hội sản xuất, kinh doanh nhãn muộn Hoài Đức.