Dừng thu thuế xuất khẩu với sắn

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 4/9, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 141 thông báo dừng thực hiện Thông tư số 63 (ban hành ngày 6/5 liên quan đến sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn).
Theo đó, kể từ ngày 5/9, các mặt hàng sắn xuất khẩu thực hiện theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế với mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% cho đến khi có văn bản mới của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan có liệu quan nghiên cứu sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn áp dụng cho năm 2016 theo đúng trình tự thủ tục quy định.
Bộ này sẽ tiếp tục theo dõi để có lộ trình tăng dần mức thuế suất thuế xuất khẩu sắn cho phù hợp với lộ trình áp dụng xăng sinh học và tình hình thực tế về sản xuất, tiêu thụ sắn trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân trồng sắn.
Trước đó, ngày 6/5, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63 quy định thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn là 5% với hiệu lực thi hành từ ngày 20/6. Tuy nhiên, nhiều địa phương như Gia Lai, Bình Định và các doanh nghiệp xuất khẩu sắn lát tại TPHCM, Gia Lai, Bình Định đã “kêu cứu”.
Vì thế, ngày 29/7, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo Thủ tướng đề nghị: Cho phép tạm dừng việc thực hiện Thông tư số 63 nhằm tháo gỡ khó khăn ngay cho doanh nghiệp và người nông dân trồng sắn đối với vụ mùa năm nay.
Đến ngày 26/8, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc với đề nghị của Bộ Tài chính.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, phong trào nuôi chim yến trên địa bàn Cà Mau phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân, giải quyết nguồn lao động lớn cho địa phương.

Trong khi dịch bệnh gia súc, gia cầm vừa mới cơ bản được khống chế, thì nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản lại đang bùng lên hết sức phức tạp.

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất, chất lượng lúa, phấn đấu hoàn thành thắng lợi vụ xuân năm 2014, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kịp thời tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang xuất hiện giống tiêu ghép lạ có gốc ghép là tiêu rừng (tiêu trầu) hay gọi là tiêu Nam Mỹ.

Ớt là cây trồng truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trước đây, có thời kỳ ớt được trồng nhiều để xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, một thời gian dài ớt xuống giá nên sản phẩm ớt không còn trở thành hàng hóa. Những năm gần đây, trên thị trường sản phẩm ớt được giá nên người dân đã quan tâm trồng trở lại loại cây này.