Bình Phước Xuất Hiện Giống Tiêu Ghép Lạ

Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang xuất hiện giống tiêu ghép lạ có gốc ghép là tiêu rừng (tiêu trầu) hay gọi là tiêu Nam Mỹ.
Qua phản ánh của các cơ quan nghiên cứu: Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, gốc ghép trên có những hạn chế như: Chống chịu hạn kém, cây tiêu ghép sinh trưởng, phát triển đến tuổi thứ 4, thứ 5 có hiện tượng chân voi và vết ghép từ thời điểm này dễ bị tróc làm chết cây.
Giống tiêu này cũng không có nguồn gốc xuất xứ, chưa được công nhận và chưa được khảo nghiệm tại tỉnh Bình Phước.
Đến hết năm 2013, diện tích hồ tiêu của tỉnh đạt hơn 10 ngàn ha, cho sản lượng trên 25 ngàn tấn. Niên vụ 2012, 2013 và 2014, giá hồ tiêu ổn định, dao động 100-130 ngàn đồng/kg, so các mặt hàng nông sản khác thì giá tiêu lên ngôi. Chính điều này khiến nhiều nông hộ ở Bình Phước đầu tư phục hồi, tái canh và phát triển diện tích hồ tiêu hiện có của gia đình. Chi phí trồng mới 1 ha tiêu khá lớn so trồng mới các loại cây công nghiệp khác. Trong đó, giống có thể lên đến gần 70% chi phí đầu tư.
Thị trường giống tiêu hiện rất phức tạp, khó kiểm soát. Trước những hạn chế của giống tiêu ghép mới (tiêu trầu), chưa rõ nguồn gốc, để tránh thiệt hại khi phát triển và phục hồi các vườn hồ tiêu trong tỉnh theo hướng bền vững, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chưa nên sử dụng giống tiêu ghép nói trên.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Hồng Đức - Chủ tịch Hiệp Hội thủy sản huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết, những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại.

Đầu năm 2013, cùng với các huyện: Vĩnh Lộc, Triệu Sơn và Thiệu Hóa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học tại 2 xã là Định Tường và Định Liên với hơn 3.500 con giống và hơn 20 hộ gia đình tham gia nuôi thử.

Tính đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 1.200 tàu đánh bắt xa bờ với hơn 10.000 lao động, được tổ chức thành gần 170 tổ đoàn kết sản xuất an toàn trên biển. Các tổ đoàn kết trên cơ sở quan hệ gia đình, bạn bè, cùng khai thác trên 1 ngư trường và giúp nhau tìm kiếm, cứu nạn.

Mới đây, khi về thăm làng nuôi gấu nổi tiếng miền Bắc là Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Nội), chúng tôi gặp bà Khuất Thị Lộc, 66 tuổi, ở khu 5, thị trấn Gạch, người đang “ôm” tới 7 con gấu ngựa, mới vỡ lẽ việc chăn nuôi các loài “đặc sản” của bà con nông dân hiện nay đang trong giai đoạn “lên bờ xuống ruộng”.

Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết sản xuất lúa Hè Thu và lúa mùa của các tỉnh phía Bắc giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng.